Chế độ lương thưởng và bảo hiểm

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 30 - 33)

II. THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY

2. Thực trạng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam

2.1.1. Chế độ lương thưởng và bảo hiểm

Các nguyên tắc đạo đức kinh doanh

Các đãi ngộ về mặt vật chất bao gồm vấn đề lương thưởng và bảo hiểm luôn là vấn đề được người lao động rất quan tâm. Như đã phân tích ở chương I, các nguyên tắc đạo đức kinh doanh đối với người lao động đã và đang được thể chế hóa ngày càng hoàn thiện hơn. Ở Việt Nam, Nhà nước đã ban hành rất nhiều quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này như quy định về tiền lương tối thiểu, chế độ trợ cấp, phụ cấp, hệ số phụ cấp các công việc nặng nhọc và độc hại cho người lao động; các chế độ bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Tuy chưa thật sự hoàn thiện và đầy đủ, song các quy định này cũng liên tục được Nhà nước Việt Nam cập nhật thường xuyên theo mức trượt giá của đồng tiền và tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Từ đó, cùng với các thỏa ước riêng mà công ty đặt ra, các doanh nghiệp có thể dựa vào các văn bản quy định pháp luật mới nhất của nhà nước để tự điều chỉnh mối quan hệ của mình với người lao động, nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động.

Chúng ta có thể lấy ví dụ về nguyên tắc đạo đức kinh doanh đối với người lao động là đồng lương

đủ sống. Nguyên tắc này ở Việt Nam đã được thể chế hóa thành luật tiền lương tối thiểu.

- Các doanh nghiệp nhà nước trả lương cho người lao động thì phải dựa vào mức tiền lương tối thiểu và bậc lương do Nhà nước ban hành. Trong các năm 2004-2006, mức lương tối thiểu đã được tăng từ 210.000 lên 290.000, 350.000 và 450.000 đồng. Từ 1/1/2008 mức lương tối thiểu cũng được điều chỉnh lên 540.000 đồng. Từ ngày 1/1/2009, mức lương này lại được Chính phủ quy định lại là 650.000 đồng/tháng.

- Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có vốn đầu tư nước ngoài được phép trả lương theo thỏa thuận, nhưng phải tuân thủ quy định mức lương tối thiểu theo vùng mà Nhà nước ban hành. Cụ thể theo quy định mới nhất là 800.000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động thuộc địa bàn vùng I, 740.000 đồng với vùng II, 690.000 đồng với vùng III và 650.000 đồng với vùng IV.

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lại được quy định mức lương tối thiểu cao hơn, cụ thể là 1,2 triệu đồng/tháng vói vùng I, 1,08 triệu đồng/tháng đối với vùng II, 950.000 đồng với vùng III, và 920.000 đồng với vùng IV (xem hộp 1).

Hộp 1 – Bốn vùng áp dụng lương tối thiểu của các doanh nghiệp [43].

Vùng I: Các quận và thành phố Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội; các quận thuộc thành

Vùng II: Các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín,

Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai và thành phố Sơn Tây (Hà Nội); Các huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh; các quận, huyện Thủy Nguyên, An Dương (Hải Phòng); các quận, huyện Ninh Kiều, Bình Thủy (Cần Thơ); thành phố Hạ Long (Quảng Ninh); thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom (Đồng Nai); thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên (Bình Dương); thành phố Vũng Tàu và huyện Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Vùng III: Các thành phố trực thuộc tỉnh (trừ các thành phố thuộc tỉnh nêu ở vùng II); các

huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội; thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong (Bắc Ninh); thành phố Bắc Giang và các huyện Việt Yên, Yên Dũng (Bắc Giang); thị xã Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ (Hưng Yên); thành phố Hải Dương và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Chí Linh, Kim Thành, Kinh Môn (Hải Dương); thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc); các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Móng Cái, thị xã Uông Bí, Cẩm Phả (Quảng Ninh); thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc (Lâm Đồng); thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh (Khánh Hòa); huyện Trảng Bàng (Tây Ninh); các huyện còn lại Bình Dương, Đồng Nai; thị xã Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước (Long An); các quận, huyện còn lại thuộc thành phố Cần Thơ; thị xã Bà Rịa và các huyện Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Vùng IV gồm các địa bàn còn lại. Những thành tích đã đạt được

Nhìn chung, các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt các công ty 100% vốn nước ngoài, các tập đoàn và công ty có vốn của nhà nước đều chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật liên quan.

Có thể lấy ví dụ về chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện tốt. Doanh nghiệp tham gia BHXH đầy đủ là đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Nhìn chung, số lượng các doanh nghiệp tham gia BHXH cho nhân công ngày càng tăng. Năm 2006, trước khi Luật BHXH có hiệu lực thi hành chỉ có trên 6,6 triệu người tham gia BHXH bắt buộc. Năm 2007, thời điểm bắt đầu thực hiện Luật BHXH, số lượng người tham gia tăng 18,5% so với năm 2006. Tính đến cuối năm 2008, cả nước có 8,527 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, chiếm 67% số lao động thuộc diện tham gia bắt buộc. Bên cạnh đó, trên 6.200 người tham gia BHXH tự nguyện, trong đó chủ yếu là những người trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc. [30].

động không đúng hình thức, chưa xây dựng cụ thể thang bảng lương, tổ chức làm thêm giờ vượt quá quy định, chậm đóng bảo hiểm xã hội, thực hiện chưa đầy đủ về chế độ nghỉ phép hàng năm đối với người làm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm…

Lại lấy ví dụ cũng về vấn đề chế độ BHXH cho người lao động. Vẫn còn một số lượng lớn lao động thuộc diện bắt buộc nhưng chưa được tham gia, nhiều người chưa được hưởng quyền lợi theo qui định của pháp luật. Tình trạng đối tượng tham gia BHXH là người sử dụng lao động và người lao động không đóng, đóng không đúng thời gian, không đúng mức qui định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc còn xảy ra ở nhiều nơi, hầu như địa phương nào cũng có. Ví dụ như thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh có một số doanh nghiệp đi vào hoạt động, có sử dụng lao động từ những năm 2004, 2006, thậm chí, có doanh nghiệp bắt đầu hoạt động từ năm 1999 (như Công ty TNHH thuỷ, hải sản Phước Hoà) đến nay vẫn chưa tham gia BHXH cho người lao động. Tình trạng đóng BHXH không đúng thời gian qui định như chậm đóng, nợ đọng, nợ dây dưa kéo dài vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương, thậm chí có doanh nghiệp nợ tiền BHXH lên đến hàng tỷ đồng trong thời gian vài ba năm. Ví dụ như tại TP. Hồ Chí Minh có công ty TNHH Lucky Việt Nam nợ 887,6 triệu đồng tiền BHXH, công ty giày Anjin nợ gần 5,53 tỷ đồng. Theo báo cáo tổng hợp, số tiền nợ đóng BHXH trên cả nước là 2.000 tỷ đồng, chiếm 7,0% tổng số phải thu. [33].

Chính tình trạng phúc lợi cho người lao động không được đảm bảo đã dẫn tới hàng loạt vụ đình công diễn ra tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Theo số liệu của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội cho thấy, tình trạng đình công ở Việt Nam đang tăng nhanh về số lượng, ngày càng lớn về quy mô và tính chất càng gay gắt phức tạp hơn. (xem hộp 2)

Hộp 2 – Tình trạng đình công ở Việt Nam

Số vụ đình công: - Năm 2006: 387 vụ

- Năm 2007: 541 vụ - Năm 2008: 762 vụ

Riêng Long An năm 2008:

- Số lượng: 63 vụ, tăng 140% so với năm 2007 và 4 lần so với năm 2006.

- Thời gian: trung bình 3 ngày, nhưng không ít vụ đình công kéo dài 7 – 10 ngày [17].

Tính chất:

- Tập trung ở các khu kinh tế công nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Chủ yếu mang tính tự phát, không do công đoàn tổ chức

Nguyên nhân:

- Do định giá sản phẩm thấp, định mức lao động cao, kéo dài thời gian lao động, không tăng

lương cho người lao động theo quy định hay bố trí thời gian lao động không hợp lý.

- Tình hình suy thoái kinh tế và lạm phát cao, nhiều người lao động có mức thu nhập thấp dưới mức chi phí sinh hoạt tối thiểu.

Nam.

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w