Đánh giá chung về thực trạng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam 1 Những thành tích đạt được

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 47 - 48)

II. THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY

3. Đánh giá chung về thực trạng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam 1 Những thành tích đạt được

3.1. Những thành tích đạt được

- Vấn đề đạo đức kinh doanh đã và đang được các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quan tâm và có ý thức đầu tư. Trải qua hơn 20 năm mở cửa nền kinh tế, cùng với những nhân tố ảnh hưởng tốt đẹp của truyền thống dân tộc, đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.

- Nhà nước đã thể chế hóa được các nguyên tắc đạo đức kinh doanh cơ bản thành các văn bản luật như Luật Lao động, Luật bảo vệ người tiêu dùng, Luật bảo vệ môi trường.

- Đạo đức kinh doanh ngày càng được nâng cao thông qua các giải thưởng, hoạt động tuyên truyền cổ vũ của các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội doanh nghiệp…

- Nhiều doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty lớn rất có ý thức về TNXH và đạo đức kinh doanh, tự nguyện đóng góp và phát triển các chương trình cộng đồng; đảm bảo chất lượng sản phẩm và quyền lợi người lao động, nhằm tạo uy tín và xây dựng thương hiệu cho bản thân doanh nghiệp.

3.2. Những tồn tại cần khắc phục

- Nhiều hiện tượng vi phạm đạo đức kinh doanh vẫn diễn ra với mức độ ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Các vi phạm thường tập trung ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa ở địa phương, các khu công nghiệp và chế xuất, các doanh nghiệp tư nhân.

- Đối với người lao động vẫn còn nhiều vi phạm đạo đức kinh doanh như việc trả lương dưới mức sống tối thiểu, không đảm bảo an toàn bảo hộ lao động, vi phạm quyền được đãi ngộ bình đẳng và tôn trọng của người lao động…

- Tình trạng vi phạm đạo đức kinh doanh đối với khách hàng đang gia tăng, với các vụ việc quảng cáo không trung thực, cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, các vụ việc ép giá người tiêu dùng.

- Các vụ việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường đang xâm hại nghiêm trọng tới lợi ích của cộng đồng xã hội, gây ảnh hưởng xấu tới người dân.

3.3. Nguyên nhân tồn tại

- Các văn bản pháp luật của Việt Nam vẫn cần được tiếp tục hoàn thiện. Đặc biệt trong tiến trình hội nhập, Nhà nước cần thể chế chặt chẽ hơn nữa các nguyên tắc đạo đức kinh doanh, phù hợp với các tiêu chuẩn và luật pháp quốc tế

- Tính hiệu lực của các văn bản pháp luật còn thấp, công tác giám sát thanh tra và quản lý việc thực thi của các doanh nghiệp còn thiếu và yếu.

- Đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, mới chỉ quan tâm đến việc sản xuất kinh doanh nhằm đạt lợi nhuận tối đa mà không chú ý tới lợi ích tối ưu cho người lao động, khách hàng và cộng đồng xã hội.

- Công tác tuyên truyền về đạo đức kinh doanh còn thiếu, người dân chưa có kiến thức cơ bản về đạo đức kinh doanh và luật pháp có liên quan.

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w