Nguyên tắc liên tục cải tiến: Nguyên tắc này đòi hỏi cán bộ Bảo Việt cần tạo nhiều kênh thông tin

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 49 - 50)

thuận lợi để tiếp thu các ý kiến phản hồi của khách hàng, luôn tìm tòi cải tiến, đổi mới sản phẩm, cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của đông đảo khách hàng.

2. Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh tại tập đoàn Bảo Việt2.1. Đề cao đạo đức kinh doanh đối với khách hàng 2.1. Đề cao đạo đức kinh doanh đối với khách hàng

Tập đoàn Bảo Việt luôn coi khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động với phương châm “Phục vụ

khách hàng tốt nhất để phát triển”. Đây là nguyên tắc trọng tâm, và được thể hiện rất rõ trong triết lý kinh

doanh của Bảo Việt. Do đó vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh đối với khách hàng luôn được Bảo Việt đặt lên hàng đầu. Điều này được thể hiện qua việc không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho các đại lý bảo hiểm và qua nguyên tắc hoạt động của công ty.

2.1.1. Xây dựng tư cách và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ đại lý

Tư vấn viên bảo hiểm (TVV), hay đại lý bảo hiểm, là người được công ty bảo hiểm ủy quyền thực hiện các hoạt động liên quan đến công việc khai thác bảo hiểm, thu phí bảo hiểm và các hoạt động khác trong khuôn khổ về quyền và trách nhiệm của người tư vấn được nêu trong hợp đồng đại lý và Luật kinh

- TVV phải bảo mật các thông tin, tài liệu liên quan đến Khách hàng: TVV phải đảm bảo giữ kín thông tin của khách hàng có liên quan đến các ván đề cá nhân và kinh doanh. Bên cạnh đó, TVV tuyệt đối không được sử dụng bất cứ thông tin nào của khách hàng vào mục đích tư lợi.

- TVV phải luôn luôn đặt quyền lợi của Khách hàng lên trên lợi ích của chính mình: tìm hiểu thông tin về Khách hàng trên nhiều mặt, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau đối với Khách hàng, cùng phân tích những nhu cầu về bảo hiểm; tư vấn cho Khách hàng lựa chọn nhóm sản phẩm/sản phẩm phù hợp với khả năng kinh tế cũng như nhu cầu thực tế của Khách hàng, không được vì lợi ích của bản thân mình mà làm tổn hại đến lợi ích của Khách hàng. Phải giải thích rõ ràng, tận tụy và cặn kẽ trong quá trình tư vấn.

- TVV phải cẩn thận, chính xác hướng dẫn Khách hàng điền vào Giấy yêu cầu bảo hiểm, phải tiến hành xem xét, kiểm tra Giấy yêu cầu bảo hiểm và những thông tin quan trọng có liên quan đến Khách hàng mà bản thân biết được hoặc tìm hiểu được mà có thể ảnh hưởng đến việc chấp nhận bảo hiểm của Công ty; phải lập báo cáo một cách chính xác và chuyển, thông báo kịp thời cho Công ty. Điều này nhằm mục đích bảo đảm tốt nhất quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

- TVV cam kết phục vụ khách hàng đầy đủ, chu đáo, tận tụy và chuyên nghiệp với phương châm “Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển”: TVV phải lập danh sách và cập nhật các thông tin có liên quan đến Khách hàng một cách hoàn chỉnh; kịp thời nhắc nhở và hỗ trợ Khách hàng thực hiện các công việc có liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của Khách hàng trong Hợp đồng bảo hiểm; kịp thời hỗ trợ Khách hàng thực hiện thủ tục thay đổi Hợp đồng bảo hiểm và giải quyết quyền lợi bảo hiểm; kịp thời giải đáp những thắc mắc của Khách hàng; định kì liên lạc với Khách hàng trước khi thu phí bảo hiểm; kịp thời cung cấp các loại tài liệu mà Công ty yêu cầu chuyển đến Khách hàng; thay mặt Công ty thăm hỏi Khách hàng khi Khách hàng bị đau ốm, tặng quà Khách hàng vào những dịp đặc biệt.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đạo đức kinh doanh đối với khách hàng, việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ TVV bảo hiểm được Bảo Việt rất chú trọng và đưa vào trực tiếp trong chương trình huấn luyện và đào tạo cho tư vấn viên mới của công ty.

2.2.2. Thống nhất triết lý kinh doanh trong mọi hoạt động

Như đã đề cập, triết lý kinh doanh của Bảo Việt là "Phục vụ Khách hàng tốt nhất để phát triển". Triết lý này cũng thể hiện nỗ lực cao nhất của công ty trong việc xây dựng đạo đức kinh doanh đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w