II. THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY
2. Thực trạng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam
2.1.3. Việc tạo lập môi trường làm việc thân thiện
Các nguyên tắc đạo đức kinh doanh
Môi trường làm việc thân thiện là một yếu tố quan trọng giúp người lao động có động lực làm việc và cống hiến hơn cho doanh nghiệp. Các nguyên tắc đạo đức kinh doanh về tạo lập môi trường làm việc ở đây thường phụ thuộc nhiều vào tính tự nguyện của doanh nghiệp mà không có tính pháp lý bắt buộc nhiều. Các nguyên tắc này thường được quy định tại điều khoản hợp đồng, các thỏa ước mà doanh nghiệp ký kết với người lao động, hoặc được quy định trong điều lệ và quy tắc của công ty. Các vấn đề liên quan tới việc tạo lập môi trường làm việc thân thiện rất đa dạng, như việc ủng hộ thành lập các tổ chức của người lao động (như Công đoàn, Đảng bộ, các câu lạc bộ sinh hoạt); cung cấp phương tiện giao thông đi lại, bữa ăn cho công nhân; đối xử bình đẳng và tôn trọng đối với người lao động; đem lại các cơ hội nghề nghiệp (như các cơ hội thăng tiến, giáo dục đào tạo, tôn vinh nghề nghiệp); gia tăng các các giá trị văn hóa tinh thần cho người lao động (như đi nghỉ mát, dã ngoại, nghỉ lễ Tết…).
Điểm mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nhà nước và các công ty lớn, làm ăn đứng đắn đều thực hiện tốt các chính sách lao động cho nhân công, có ý thức xây dựng một bầu không khí làm việc thân thiện và lành mạnh cho người lao động.
Việt Nam là đất nước đi theo chế độ chủ nghĩa xã hội, do đó lợi ích của người lao động nói chung đều được đặt lên hàng đầu. Chính phủ nước ta khá quan tâm trong việc định hướng cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải ngày càng quan tâm hơn tới việc chăm lo đời sống cho người lao động, thông qua việc thành lập các tổ chức cơ sở bảo vệ quyền lợi cho người lao động như Công đoàn và tổ chức Đảng bộ cơ sở.
Theo Thông tư số 17/2009/TT-BTC thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trên 49% và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam đều phải trích nộp kinh phí công đoàn bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công phải trả cho lao động người Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang có hoạt động Công đoàn và Đảng bộ rất tốt. Ví dụ như ở Hà Nội, có 80% các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ủng hộ các hoạt động của công đoàn cơ sở trong công tác văn nghệ, thể dục thể thao, tạo điều kiện để hoạt động công đoàn phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Đến nay, đã có 74% số doanh nghiệp đã xây dựng được quy chế phối hợp công đoàn – ban giám đốc. Hay tại TP. Hồ Chí Minh, trong 5 năm (2003 - 2008) đã thành lập được 149 tổ chức đảng trong các doanh nghiệp tư nhân, nâng tổng số lên 216 doanh nghiệp với 2.239 đảng viên. Hiện ở các khu công nghiệp và khu chế xuất, có 618 tổ chức công đoàn cơ sở trong số 968 doanh nghiệp, chiếm 64%. Những nơi chưa có thường là những doanh nghiệp có số lượng lao động thấp.
Những tồn tại cần khắc phục
Tuy nhiên, chiếm đa số ở Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vẫn chưa thực sự có ý thức xây dựng một môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động. Số lượng các doanh nghiệp chưa đảm bảo được lợi ích cho người lao động cũng là không nhỏ.
Có thể lấy ví dụ về việc thành lập Công đoàn hay Đảng bộ ở các doanh nghiệp. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, hiện nay cả nước có hơn 230.000 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập công đoàn chỉ chiếm 50%. Việc không thành lập được công đoàn cơ sở các doanh nghiệp FDI đã dẫn đến tình trạng người lao động không có đại diện để thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, không thành lập được Hội đồng hòa giải, không có đại diện lãnh đạo đình công đúng theo trình tự, thủ tục của pháp luật quy định. Với các doanh nghiệp đã thành lập công đoàn, thì chủ tịch công đoàn cơ sở hầu hết là thuộc bộ máy quản lý điều hành của doanh nghiệp (là phó giám đốc, trưởng, phó phòng ban), do người lao động cử ra để Đại hội công đoàn cơ sở bầu làm chủ tịch công đoàn. Chủ tịch công đoàn này được chủ doanh nghiệp trả lương, mọi quyền lợi của chủ tịch công đoàn đều hoàn toàn phụ thuộc vào giám đốc, do giám đốc quyết định. Vì vậy, người chủ tịch gần như không có khả năng tự bảo vệ mình
là trưởng các phòng ban hoặc phó giám đốc doanh nghiệp thì khó vì quyền lợi của họ gắn liền với người sử dụng lao động.