Xây dựng đạo đức kinh doanh gắn với xây dựng văn hóa doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 66 - 67)

II. NHÓM GIẢI PHÁP TỪ PHÍA BẢN THÂN DOANH NGIHỆP 1 Giải pháp về nhận thức

1.1. Xây dựng đạo đức kinh doanh gắn với xây dựng văn hóa doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu

hiệu

Một thực tế tại Việt Nam là cả hai khái niệm VHDN và đạo đức kinh doanh đều là những danh từ mới đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, số đông doanh nghiệp có xu hướng đề cao VHDN mà ít nói tới đạo đức kinh doanh. Chỉ cho tới vài năm gần đây, khi một loạt vụ việc vi phạm quyền lợi khách hàng và gây ô nhiễm môi trường nổi lên, đạo đức kinh doanh mới thực sự bắt đầu được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm.

Lý giải điều này là do các doanh nghiệp chưa nhận thức được sự liên quan hữu cơ giữa hai phạm trù này. Các doanh nghiệp Việt Nam thường có một nhược điểm chung là chạy theo số đông và “hô khẩu hiệu” để tạo thương hiệu. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, khi bắt đầu được tiếp xúc với một phạm trù mới là VHDN, các doanh nghiệp có xu hướng hồ hởi và đều cố gắng xây dựng cho công ty mình một thương hiệu là có VHDN, nhằm mục đích cuối cùng là đánh bóng hình ảnh công ty, giúp công ty tăng thu được lợi nhuận nhiều hơn. Nhưng nhiều doanh nghiệp mới dừng ở việc xây dựng bề ngoài của VHDN mà chưa đi đến cốt lõi của VHDN, là đạo đức kinh doanh. Điều này thể hiện ở việc nhiều công ty khá chú trọng trong hình thức bộc lộ bên ngoài của doanh nghiệp như thiết kế đồng phục cho nhân viên, làm logo, trang trí văn phòng với màu sắc chủ đạo, tạo ra các nghi thức hội họp… Tuy nhiên như chúng ta đã đề cập và phân tích ở trên, đạo đức kinh doanh mới chính là giá trị cốt lõi của VHDN, mới là yếu tố bền vững qua thời gian của nét văn hóa kinh doanh. Do đó, xây dựng VHDN phải bắt đầu và cùng lúc với việc xây dựng đạo đức kinh doanh, biến đạo đức kinh doanh thành nền tảng và trung tâm giá trị của VHDN. Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, các xu hướng mới trong VHDN lại không hề xa lạ, khác biệt với các giá trị truyền thống được cả thế giới chấp nhận và đề cao. Những giá trị này không gì khác hơn là việc coi trọng đạo đức kinh doanh; sự thể hiện trách nhiệm không chỉ đối với cổ đông mà còn đối với khách hàng, cộng đồng, môi trường, người lao động, đối tác…; là việc hoạt động công khai, minh bạch, tuân thủ pháp luật; phát triển bền vững, không vì lợi nhuận ngắn hạn; khuyến khích phản biện nội bộ; coi trọng uy tín doanh nghiệp… Từ những giá trị rất chung này, doanh nghiệp sẽ xây dựng các chuẩn mực đạo đức, hành vi, tạo lập các phong cách lề lối làm việc của riêng mình.

Ngoài ra, một xu hướng mạnh trong các doanh nghiệp hiện nay là đầu tư xây dựng cho công ty mình một thương hiệu mạnh. Trong thời đại hiện nay, thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ tạo lợi thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp, là công cụ lợi nhuận của doanh nghiệp. Người tiêu dùng sẵn sàng chi thêm nhiều tiền hơn cho một sản phẩm có thương hiệu tốt. Về bản chất, thương hiệu là hình thái thiết lập quan hệ kinh doanh dựa trên một mức độ tin cậy, là chỗ dựa cho niềm tin của khách hàng vào sản phẩm của doanh nghiệp, là giấy chứng nhận vô hình sự đảm bảo chất lượng. Trong khi đó, cơ sở của sự tin cậy lại chính là những kì vọng của khách hàng, của đối tác vào những hành xử có tính hợp lý, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội của doanh nghiệp khi có biến cố hay sự kiện xảy ra. Hay có thể nói là, thương hiệu chính là “niềm tin vào đạo đức” của doanh nghiệp. Do đó đạo đức kinh doanh trở thành nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu thật sự mạnh, muốn chiếm lĩnh thị phần và lòng tin của khách

hàng thì không gì khác ngoài việc xây dựng một thương hiệu tốt gắn liền với đạo đức kinh doanh lành mạnh.

Vậy chìa khóa để xây dựng một VHDN vững mạnh và tạo ra một thương hiệu tốt chính là đạo đức kinh doanh. Muốn như vậy, doanh nghiệp cần phải:

- Để thành công, khái niệm đạo đức kinh doanh phải được xây dựng từ nền tảng sứ mệnh hay triết lý kinh doanh của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng một tôn chỉ triết lý kinh doanh mang bản sắc riêng của mình, trong đó vừa thể hiện lên bản chất ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, vừa thể hiện đạo đức kinh doanh lành mạnh thông qua các mục tiêu vì lợi ích của người lao động, của khách hàng hay cộng đồng… Ví dụ như tập đoàn Bảo Việt có triết lý kinh doanh “Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển”.

- Xây dựng một văn hóa đạo đức kinh doanh ngay từ khi mới thành lập doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần bắt tay xây dựng đạo đức kinh doanh cùng lúc với VHDN, lồng ghép các chuẩn mực đạo đức kinh doanh vào trong nội quy làm việc của công ty, vào tôn chỉ hoạt động… Điều này sẽ dễ dàng hơn là xây dựng rồi phải thay đổi VHDN sau này cho tương thích.

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w