Áp dụng RIA và RIE để nâng cao chất lượng các quy định pháp luật

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 57 - 58)

I. NHÓM GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TỪ PHÍA CHÍNH PHỦ 1 Nguyên nhân cần sự tham gia của Chính phủ

2. Giải pháp hỗ trợ

2.1.2. Áp dụng RIA và RIE để nâng cao chất lượng các quy định pháp luật

Ngay cả khi quy định pháp luật có đủ, thì tính hiệu lực của chúng tại nước ta còn quá thấp. Nhiều vụ ô nhiễm môi trường diễn ra hơn chục năm không bị phát hiện và xử lý, cho thấy cơ quan quản lý không làm hết trách nhiệm của mình. Đây chính là vấn đề mấu chốt, quan trọng nhất chúng ta phải giải quyết, làm sao cho khi văn bản pháp luật ra đời phải thực sự phù hợp với thực tiễn, tránh tình trạng doanh nghiệp lại lách luật, vứt bỏ đạo đức kinh doanh để kiếm được lợi nhuận trước mắt. Một biện pháp đang được áp dụng phổ biến trên thế giới là sử dụng các báo cáo dự báo tác động của dự luật (RIA - Regulatory Impact Assessment) và báo cáo đánh giá hiệu quả của các văn bản pháp luật sau khi được áp dụng trong thực tế (RIE - Regulatory Impact ex-post Evaluation). Về cơ bản, cả RIA và RIE đều được thực hiện thông qua việc khảo sát thực tế lấy ý kiến của nhóm đối tượng chịu tác động, và tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp. Mục tiêu chính của việc yêu cầu các Bộ, ngành lập RIA và RIE là đảm bảo các văn bản pháp luật có chất lượng cao hơn.

Phương pháp đánh giá tác động văn bản pháp luật RIA đã được sử dụng khá phổ biến trên thế giới từ 20 năm trở lại đây và ở các nước phát triển nó đã trở thành điều kiện bắt buộc khi xây dựng bất cứ một văn bản pháp luật nào (các nước thuộc OECD, cộng đồng chung Châu Âu, Mỹ…). Năm 2000, 13 nước OECD cam kết sử dụng RIA trước khi ban hành luật. RIA là một phương pháp giúp nâng cao chất lượng của luật bởi ban hành luật mà không thể thực thi vì thiếu căn cứ thực tiễn, thiếu khoa học tất yếu sẽ tạo điều kiện cho một số nhóm người sử dụng luật vào lợi ích riêng, nảy sinh tham nhũng. RIA là một quá trình phân tích các tác động có thể của một sự thay đổi về chính sách và đưa ra một loạt các lựa chọn để thực hiện điều đó. Công cụ này có thể được sử dụng nhằm đánh giá tất cả các tác động tiềm năng - xã hội,

nâng cao nhận thức của công chúng...); sự phân bổ về tác động đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp, nhân viên, nông thôn, đô thị hoặc nhóm đối tượng khác. Quá trình RIA nên bắt đầu ngay khi có những thảo luận đầu tiên về dự kiến thay đổi và phải tiến hành song song với quá trình xây dựng đề xuất về thay đổi chính sách và cần được coi là một phần không thể tách rời của quá trình xây dựng chính sách.

Báo cáo đánh giá tác động của văn bản sau khi ban hành RIE cũng là một công cụ quan trọng để hoàn thiện chính sách. RIE sẽ đánh giá được sự tuân thủ các quy định trong văn bản và chế tài để răn đe, phòng ngừa vi phạm. Đó là những cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc kiến nghị để sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ văn bản nếu tác động của văn bản đối với kinh tế - xã hội là những kết quả không mong muốn.

Thực chất Việt Nam đã áp dụng RIA và RIE trong quá trình làm chính sách. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và Nghị định 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 đã có quy định về việc đánh giá dự báo tác động là một công đoạn bắt buộc trong quy trình xây dựng văn bản, trong hồ sơ trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải thể hiện nội dung đánh giá dự báo tác động pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc đánh giá dự báo tác động đang gặp nhiều khó khăn. Các cơ quan chính có trách nhiệm đánh giá là các cơ quan soạn thảo, thẩm định, thẩm tra của Chính phủ gồm: Bộ chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ. Nhưng mỗi cơ quan chỉ đánh giá tác động trong lĩnh vực của mình, chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm đánh giá toàn diện và thống nhất trong suốt cả quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Công chúng và các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp có tham gia trong quá trình lấy ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhưng chưa phổ biến, hịêu quả hạn chế. Việc đánh giá phần nhiều là hình thức, chiếu lệ, chất lượng thấp, chỉ có để đáp ứng yêu cầu về thủ tục hơn là để cải thiện, nâng cao chất lượng văn bản pháp luật có liên quan. Nguyên nhân là do chưa thể chế hoá thành một quy trình đánh giá thống nhất và toàn diện dự báo tác động pháp luật, với những tiêu chí rõ ràng, chưa quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia đánh giá; các cơ quan có trách nhiệm của Chính phủ chưa nhận thức đúng ý nghĩa quan trọng của đánh giá dự báo tác động pháp luật đối với việc nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp lụât. Do đó giải pháp ở đây là Chính phủ cần phải tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu một cách có chọn lọc những ý kiến và kinh nghiệm thiết thực, khả thi về đánh giá dự báo tác động pháp luật của các nước áp dụng thành công để có thể thực hiện tại nước ta.

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w