Xây dựng các giải thưởng và chế độ ưu đã

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 63 - 64)

I. NHÓM GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TỪ PHÍA CHÍNH PHỦ 1 Nguyên nhân cần sự tham gia của Chính phủ

2.4.Xây dựng các giải thưởng và chế độ ưu đã

2. Giải pháp hỗ trợ

2.4.Xây dựng các giải thưởng và chế độ ưu đã

Vinh dự luôn đi đôi với trách nhiệm, do đó một giải pháp giúp tăng tinh thần tự nguyện xây dựng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp là trao tặng cho các doanh nghiệp xây dựng tốt các giải thưởng và được hưởng các chế độ ưu đãi từ Chính phủ. Cần có những bảng xếp hạng các doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất, hay có đóng góp lớn nhất cho các quỹ từ thiện, những doanh nghiệp dành tỷ lệ lớn lợi nhuận của mình cho các công tác cộng đồng. Bởi các doanh nghiệp đó thực sự xứng đáng nhận được sự vinh danh của xã hội. Ngoài ra, khi được Nhà nước trao giải khích lệ có nghĩa là thương hiệu của các doanh nghiệp càng được tăng thêm. Các nhà kinh doanh sẽ tạo dựng được thiện cảm, uy tín với các đối tác, với đông đảo người tiêu dùng, phục vụ tốt cho việc phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhận thức được điều này, các doanh nghiệp khác cũng sẽ cố gắng làm từ thiện nhiều hơn. Ở nước ta hiện nay cũng đã có nhiều giải thưởng vinh danh cho doanh nghiệp như giải thưởng Sao vàng đất Việt, Hàng Việt Nam Chất lượng cao, Thương hiệu mạnh Việt Nam…Hệ thống tiêu chí xét duyệt các giải thưởng này nên được đổi mới, đưa thêm tiêu chí về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Bên cạnh đó, cũng nên xây dựng các hệ thống giải thưởng mới dành riêng cho vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như giải thưởng “Doanh nghiệp và Cộng đồng” sẽ được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2009 do Bộ Công Thương và Cục Xúc tiến thương mại bảo trợ. Các doanh nghiệp được giải sẽ được xét duyệt trên những tiêu chí: Kinh doanh hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, làm tốt trách nhiệm trong nội bộ doanh nghiệp (với người lao động, với cổ đông, minh bạch trên thị trường chứng khoán, xây dựng văn hoá doanh nghiệp), làm tốt trách nhiệm trong kinh doanh với đối tác, bạn hàng, thực

thiện, nhân đạo. Hay giải thưởng “Doanh nghiệp xanh” do UBND TPHCM, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì. Đây là giải thưởng thường niên nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có những đóng góp, thành tích tốt trong công tác bảo vệ môi trường nói riêng và nâng cao nhận thức cộng đồng cùng bảo vệ môi trường nói chung. Các giải thưởng được xây dựng có thể tạo ra làn sóng chạy đua hình thức giữa các doanh nghiệp, nhưng đây thực sự là một biện pháp tốt để khen thưởng và động viên kịp thời các doanh nghiệp có tâm.

Việc xác lập các chế độ ưu đãi cũng là một giải pháp tốt. Ví dụ như khi doanh nghiệp giảm được một lượng nước thải nhất định ra môi trường so với định mức thì sẽ được Nhà nước giảm mức thu phí thải. Biện pháp này tác động trực tiếp vào tài chính của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp cải thiện được mối quan hệ với các cơ quan chức năng, giảm chi phí đầu vào. Do đó, sẽ là một động lực tốt thúc đẩy doanh nghiệp cố gắng xây dựng đạo đức kinh doanh vững mạnh.

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 63 - 64)