Tăng cường và minh bạch công tác thanh tra giám sát

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 58 - 59)

I. NHÓM GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TỪ PHÍA CHÍNH PHỦ 1 Nguyên nhân cần sự tham gia của Chính phủ

2.2.Tăng cường và minh bạch công tác thanh tra giám sát

2. Giải pháp hỗ trợ

2.2.Tăng cường và minh bạch công tác thanh tra giám sát

Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, tầm quan trọng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp chỉ được nhấn mạnh và trở nên cấp thiết khi xây dựng được một cơ chế giám sát đồng bộ kết hợp giữa chính quyền và các lực lượng dân sự trong xã hội như cộng đồng dân cư, các nhà nghiên cứu… Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng phổ biến đáng lo ngại là chỉ khi sự việc bị vỡ lở, các doanh nghiệp đã vi phạm tới mức nghiêm trọng, thì các nhóm đoàn chức năng mới bắt đầu công tác thanh tra. Sự muộn màng này dẫn tới hậu quả nghiêm trọng mà xã hội phải gánh chịu. Chúng ta lại có thể lấy ví dụ về vụ việc Vedan và sông Thị Vải, sau 14 năm công ty này âm thầm gây ô nhiễm dòng sông mới bị thanh tra phát hiện vi

phạm. Thực tế, hơn 10 năm trước đã có những lời cảnh báo từ các nhà nghiên cứu và đơn thư của người dân địa bàn về tình trạng ô nhiễm của dòng sông. Hơn 10 năm qua, hàng nghìn hộ dân sống gần công ty Vedan và dọc sông Thị Vải đã nhiều lần kiến nghị ngành chức năng cũng như gửi đơn kêu cứu về tình trạng ô nhiễm ngày một nghiêm trọng ở đây, nhưng mọi chuyện vẫn không có chuyển biến. Hàng chục đoàn chức năng đến tìm hiểu, ghi nhận ở các ấp sống cập theo sông Thị Vải, từ các đoàn đại biểu của Quốc hội cho tới Hội đồng nhân dân huyện, tỉnh nhưng những phản ánh của người dân vẫn không được giải quyết, trừ một lần vào năm 1995, Vedan đã bồi thường cho người dân nơi đây. Tuy nhiên sự việc không được giải quyết tận gốc nên tình trạng ô nhiễm vẫn tiếp tục diễn ra. Nhiều đoàn về quan trắc không khí nguồn nước, lấy mẫu nước rồi cũng không ai thông báo cho dân có hay không tình trạng ô nhiễm. Ngay cả các lời cảnh báo từ 10 năm trước của các nhà nghiên cứu cũng bị các cơ quan chức năng bỏ ngoài tai. Các nhà khoa học cho biết cách đây hơn 10 năm họ đã phát hiện ra sự ô nhiễm trên sông Thị Vải. Năm 1997, Công trình nghiên cứu về mức độ ô nhiễm tại sông Thị Vải được các chuyên gia nghiên cứu gửi cho Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, nhưng báo cáo này lại không được quan tâm đích đáng. Sự việc này cho thấy hai vấn đề: Thứ nhất, các cơ quan chức năng đã không làm tròn nghĩa vụ thanh tra giám sát hoạt động các doanh nghiệp của mình, dẫn tới tình trạng chỉ có khảo sát hình thức mà không đem lại kết quả. Thứ hai, có sự không minh bạch trong công tác thanh tra và giải quyết thắc mắc của người dân cũng như các nhà khoa học. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều vụ việc tại Việt Nam, với nguyên nhân sâu xa là sự quan liêu của giới chức năng Nhà nước. Vì thế, Chính phủ cần quy định chặt chẽ trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền, cần đẩy mạnh công tác thanh tra giám sát ở cấp địa phương, và quan trọng là minh bạch hóa các kết quả cho cộng đồng người dân được biết. Thanh tra giám sát chặt chẽ chính là một biện pháp cưỡng chế vô cùng hiệu quả, buộc các doanh nghiệp vào nếp tự giác thực hiện đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 58 - 59)