II. THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY
2. Thực trạng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam
2.1.2. Vấn đề an toàn và vệ sinh lao động
Các nguyên tắc đạo đức kinh doanh
An toàn và vệ sinh lao động là một yếu tố rất quan trọng mà các doanh nghiệp phải chú ý đảm bảo cho người lao động, đặc biệt trong các khu vực nghề nghiệp có mức nguy hiểm cao. Cũng như các vấn đề về lương thưởng cho người lao động, các nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cũng được Chính phủ quy định để doanh nghiệp tuân theo như Luật lao động, Luật Phòng cháy chữa cháy…. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế hoặc tự tạo lập văn bản quy định cụ thể về mức độ an toàn vệ sinh cho người lao động. Tập hợp các văn bản này sẽ tạo thành bộ nguyên tắc mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải tuân theo. Các quy định, nguyên tắc này bao gồm việc cảnh báo được mức độ nguy hiểm nghề nghiệp cho người lao động; việc cung cấp dụng cụ bảo hộ; đảm bảo một môi trường vệ sinh và an toàn về vật lý, hóa học, sinh học cho người lao động…
Ví dụ như trong các phân xưởng cơ khí, cụ thể hóa nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho nhân công có nghĩa là doanh nghiệp phải lắp đặt hệ thống thông gió, đặc biệt ở những phân xưởng tỏa nhiều nhiệt như phân xưởng đúc hay rèn. Doanh nghiệp cũng cần trang bị thêm các màng chắn nước trước các lò luyện gang để có thể hấp thụ 80 – 90% năng lượng bức xạ, hoặt thay đổi vận tốc gió để tản nhiệt tốt. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải chú ý tới vấn đề cường độ ánh sáng, tiếng ồn, lượng bụi hay mức độ chấn động, rung tới người lao động (xem bảng 1)
Những thành tích đạt được
Hệ thống luật pháp và quản lý kiểm soát của Nhà nước về vấn đề an toàn lao động đã tương đối hoàn thiện. Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề này, như Luật Lao động 2007, Luật về phòng cháy chữa cháy 2001, Luật về an toàn sử dụng điện 2004 cùng hàng loạt các văn bản dưới luật như nghị định, quyết định, thông tư…. Chính phủ cũng đã thành lập các cơ quan chuyên trách riêng quản lý về vấn đề bảo hộ an toàn lao động của các doanh nghiệp, như Cục An toàn Lao động trực thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng phối hợp quản lý cùng bộ máy các chính quyền địa phương.
Hộp 3 – Công tác bảo đảm an toàn – bảo hộ lao động (AT-BHLĐ) tại Tổng công ty Sông Đà
Thành tích đạt được trong năm 2008
- Duy trì thường xuyên công tác huấn luyện cho người lao động dưới nhiều hình thức khác nhau như mời các giảng viên là các chuyên gia của các Sở Lao động Thương binh và Xã hội có kinh nghiệm về giảng dạy tổ chức các buổi nói chuyện, tọa đàm về an toàn lao động, in tờ rơi tuyên truyền, tổ chức các hội thi về an toàn lao động tại các đơn vị. - Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị rà soát lại nội quy, trang thiết bị bổ sung và thay thế các thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) hết niên hạn sử dụng, liên hệ mời công an PCCC đến huấn luyện và cấp chứng chỉ cho đội PCCC.
- Số lượng an toàn viên tăng 9% so với năm 2007, toàn tổng công ty không xảy ra vụ cháy nào.
Pương hướng thực hiện công tác bảo hộ lao động (BHLĐ) trong năm 2009
- Thực hiện tốt pháp luật về BHLĐ và PCCC
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ máy làm công tác BHLĐ của các đơn vị, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, bố trí đủ cán bộ làm công tác BHLĐ theo đúng quy định
công tác BHLĐ theo định kỳ
- Tổ chức công tác huấn luyện về AT-BHLĐ trong toàn Tổng công ty
- Tuyên truyền giáo dục kết hợp với Ban chấp hành Công đoàn đẩy mạnh phong trào thi đua
Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam đã có ý thức chấp hành các nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh cho người lao động. Đặc biệt ở các công ty xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường EU, Mỹ hay Nhật phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh do bạn hàng yêu cầu; do đó các doanh nghiệp này có ý thức cao và khá tự nguyện trong việc đảm bảo bảo hộ, an toàn vệ sinh cho người lao động. Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), trong năm 2008, hơn 1,33 triệu công nhân và người lao động được tập huấn về an toàn và vệ sinh lao động, tăng gần gấp rưỡi so với năm trước đó. Nhiều điển hình các công ty luôn đảm bảo an toàn bảo hộ lao động cho công nhân như Tổng công ty Sông Đà luôn coi công tác an toàn – bảo hộ lao động coi là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. (xem hộp 3)
Những tồn tại cần khắc phục
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm bảo hộ an toàn lao động và môi trường làm việc xấu tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn là khá phổ biến và đang là một trong số các vấn đề nổi cộm nhất hiện nay.
Tai nạn lao động (TNLĐ) hàng năm có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và tần suất, gây thiệt
hại nghiêm trọng về người và tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp. Năm 2008 cả nước đã xảy ra 5.836 vụ TNLĐ làm 6.047 người bị tai nạn, có 508 vụ TNLĐ chết người, làm 573 người chết, 1.262 người bị thương nặng. Tiêu biểu nhất trong năm là vụ nổ khí metan tại mỏ than Khe Chàm - Quảng Ninh (tháng 12 năm 2008) làm 11 người chết và 22 người bị thương nặng. TNLĐ xảy ra nhiều trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất công nghiệp, do điện giật, ngã cao, té hầm, do vật rơi, đổ, do máy móc cắt, cuốn, kẹp... Nguyên nhân xảy ra TNLĐ chủ yếu do vi phạm quy trình, quy phạm an toàn vệ sinh lao động. Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa gây ra tai nạn lao động là ý thức chấp hành pháp luật bảo hộ lao động của nhiều người lao động và đặc biệt là của người sử dụng lao động chưa tốt. Điều này thể hiện ý thức về đạo đức kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn rất kém. Rất nhiều doanh nghiệp không chú trọng việc huấn luyện, thực hành, kiểm tra an toàn lao động ngay tại công ty, xí nghiệp của mình. Mặt khác, việc kiểm tra bảo hộ lao động của các cơ quan quản lý trước nay còn qua loa, đại khái, không xử lý triệt để các vụ việc vi phạm... càng làm giảm đi ý thức tuân thủ, chấp hành nội quy của nhiều doanh nghiệp.
Cùng với TNLĐ thì bệnh nghề nghiệp (BNN) cũng là vấn đề khá nhức nhối. Theo số liệu của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tính đến hết năm 2008 cả nước có trên 24.000 người mắc bệnh nghề nghiệp. Bệnh nghề có tỉ lệ mắc cao là bụi phổi silic (chiếm 76,7%), điếc do tiếng ồn (chiếm 19,5%). (xem bảng 2)
/phát hiện 1 2 3 4 5 6 7 8 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 6.2008 28.464 62.917 56.899 57.480 30.427 53.863 55.252 34.463 4.118 8.036 4.774 7.908 3.286 5.018 2.842 1.535 14,46% 12,77% 8,39% 13,76% 10,8% 9,3% 5,1% 4,5% 1.156 1.781 1.609 1.577 1.482 537 523 39 28,07% 22,16% 33,7% 19,94% 45,1% 10,7% 18,4% 2,5% Tổng cộng 379.765 38.177 10,1% 8.704 22,8%
Số lao động mắc BNN xuất hiện nhiều nhất ở các lĩnh vực xây lắp dân dụng, công nghiệp, giao thông, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí chế tạo. Môi trường làm việc xấu và điều kiện an toàn vệ sinh không đảm bảo là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng BNN. Nổi bật là số người bị TNLĐ và mắc BNN vẫn có xu hướng gia tăng; các hội đồng bảo hiểm lao động tại một số cơ sở chưa thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ, hoạt động còn thụ động, chưa xây dựng kế hoạch bảo hiểm lao động hằng năm; số người được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động còn ít. Trong khi đó, công tác khám sức khoẻ tuyển dụng, khám sức khoẻ định kỳ và khám phát hiện BNN cho người lao động chưa đạt yêu cầu cả về số lượng và chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở điều trị và phục hồi chức năng cho người lao động bị BNN còn thiếu thốn chưa được trang bị đầy đủ. Điều này càng cho thấy doanh nghiệp chưa thực sự tự nguyện trong công tác bảo vệ nguồn nhân lực quý giá của mình, chưa chú ý tới tầm quan trọng của vấn đề đạo đức kinh doanh đối với người lao động.