Về giá cả hàng hóa

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 42 - 44)

II. THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY

2. Thực trạng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam

2.2.2. Về giá cả hàng hóa

Các nguyên tắc đạo đức kinh doanh

Nguyên tắc đạo đức kinh doanh về giá cả hàng hóa thường chỉ phụ thuộc vào tinh thần tự nguyện và tính thiện chí của doanh nghiệp đối với khách hàng. Hiện nay ở Việt Nam, văn bản pháp luật có tính cưỡng chế cao nhất điều chỉnh mối quan hệ này của doanh nghiệp là Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 và các nghị định hướng dẫn liên quan.

Ví dụ như trong Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 đã quy định rõ:

Điều 14: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có đăng ký kinh doanh phải đăng ký, công bố tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật và thực hiện đúng cam kết với người tiêu dùng; phải thường xuyên kiểm tra về an toàn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, thực hiện việc cân, đong, đo, đếm chính xác.

Chính phủ quy định cụ thể việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không đăng ký, công bố tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá, dịch vụ.

Điều 15: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải thông tin, quảng cáo chính xác và trung thực về hàng hoá, dịch vụ; niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ; công bố điều kiện, thời hạn, địa điểm bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hoá, dịch vụ của mình cho người tiêu dùng.

Điều 16: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải giải quyết kịp thời mọi khiếu nại của người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ của mình không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đã giao kết; thực hiện trách nhiệm bảo hành hàng hoá, dịch vụ đối với khách hàng.

Thành tích và tồn tại cần khắc phục

Nói chung, do tính chất cạnh tranh ngày một tăng trong nền kinh tế thị trường mở cửa của Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp đều cố gắng cung cấp sản phẩm với mức giá hợp lý, giữ uy tín và thương hiệu với khách hàng.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại việc ép giá của một số doanh nghiệp, và tập trung ở các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng độc quyền. Tuy tốc độ gia tăng lạm phát đã và đang chậm lại thế nhưng giá cả các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu đối với người dân vẫn giữ nguyên hoặc tăng cao hơn. Về nguyên tắc, có rất nhiều lý do giúp giá cả hàng hoá ở nước ta giảm. Đó là: Giá cả trên thị trường thế giới giảm mạnh; các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã phát huy tác dụng, trong đó lãi suất ngân hàng đã giảm;

nhu cầu và giá cả nhiều mặt hàng, nhất là các hàng hóa vật tư quan trọng như xăng dầu, sắt thép, gạo đều giảm... Thế nhưng, thực tế giá cả các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ trong nước không giảm mà còn gia tăng. Các doanh nghiệp đã lợi dụng các sự kiện bão lụt, ngập úng... để tăng giá, hoặc trây ỳ không chịu giảm giá. Nhu cầu sử dụng hàng hoá, dịch vụ của người tiêu dùng, dù trong thời kì khủng hoảng kinh tế cũng có giảm nhưng chỉ ở mức độ nhất định chứ không thể giảm ở mức tối đa, nên những sản phẩm thiết yếu thì ai cũng phải mua. Lợi dụng nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà kinh doanh gồm cả người sản xuất và người bán hàng đã làm giá để kiếm lời cao.

Đáng lo ngại là các nhà kinh doanh thậm chí đã liên minh làm giá để trục lợi. Ví dụ điển hình chính là việc giá sữa bột dành cho trẻ em tăng liên tục, mặc dù người dân Việt Nam đang phải đương đầu với cuộc khủng hoảng tài chính; bởi sữa cho trẻ là mặt hàng không thể thiếu với những gia đình có con nhỏ, cộng với tâm lý người Việt Nam dù có tiết kiệm vẫn luôn cố gắng dành những loại sữa tốt nhất cho con.

Một ví dụ khác là việc giảm giá nhỏ giọt xăng dầu trong thời gian qua. Giá dầu thế giới xuống thấp nhưng giá xăng trong nước thì giảm cầm chừng. Khi giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất là gần 150USD/thùng trong tháng 7 năm 2008, giá xăng trong nước là 19.000đ/lít. Trong 2 tháng cuối năm 2008, giá dầu thô đã liên tục rớt sâu và duy trì mức trên dưới 40 USD/thùng. Mức giá xăng trong nước trong tháng 3 năm 2009 là 11.000 đồng/lít, tương ứng với giá xăng hồi tháng 3/2007 - thời điểm này, giá dầu thô là 60 USD/thùng. Như vậy khi giá dầu thô đã giảm từ 73 - 77% thì giá bán lẻ xăng dầu trong nước chỉ giảm 42%. Các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trong nước đồng loạt lý giải nguyên nhân này là do bù lỗ, và giảm giá xăng một cách nhỏ giọt trong suốt thời gian qua. Từ ngày 11/4/2009 cho tới nay, giá xăng tăng so với tháng 3 lên 12.000 đồng/lít, và được các doanh nghiệp giải thích do giá xăng nhập khẩu đã tăng quanh ngưỡng 64 – 65 USD/thùng. Như vậy, khi giảm giá thì các doanh nghiệp lừng chừng và nhỏ giọt; trong khi tăng giá thì luôn đột ngột và được thực hiện ngay lập tức. Nhận xét về vấn đề này, nhiều nhà phân tích cho rằng đây là tình trạng lạm dụng độc quyền doanh nghiệp để xâm phạm lợi ích xã hội, khi mà các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cùng liên minh giá. Rõ ràng điều này vi phạm các nguyên tắc về đạo đức kinh doanh.

Hay có thể lấy một ví dụ khác cũng đang được đông đảo người tiêu dùng quan tâm là mặt hàng dược phẩm. Theo nhận định của các chuyên gia Cục Quản lý Cạnh tranh thì các công ty phân phối dược phẩm trong và ngoài nước đang cấu kết với nhau đẩy giá thuốc tại Việt Nam cao gấp 200%-300% giá gốc.[42]. Trong hệ thống phân phối dược phẩm Việt Nam đang diễn ra một thực trạng là các đơn vị môi giới, nhập khẩu… đang liên kết với nhau để lách luật. Thuốc trước khi nhập khẩu vào Việt Nam đã được các nhà phân phối, công ty môi giới cấu kết với văn phòng đại diện của công ty nước ngoài ấn định giá. Như vậy rõ ràng, người tiêu dùng đang phải chịu thiệt rất nhiều khi phải chi trả số tiền gấp nhiều lần giá trị đích thực của lượng dược phẩm mình mua.

kinh doanh "liên minh" làm giá, trong khi nhu cầu người tiêu dùng không thể giảm quá mức và họ có đủ tiềm lực để thoả thuận. Ở khía cạnh thứ hai, Nhà nước sẽ không cho phép các nhà kinh doanh vì siêu lợi nhuận mà móc túi người tiêu dùng. Nhưng một mặt, các nhà kinh doanh tránh né sự điều tiết của Nhà nước với lý do quy luật thị trường tự điều chỉnh cung cầu; mặt khác, hiện các chế tài chưa đủ cũng như các cơ quan chức năng chưa kiên quyết điều tiết. Do đó, việc làm trái đạo đức kinh doanh của các nhà kinh doanh vẫn ngang nhiên tồn tại. Không phải người nào cũng bị ảnh hưởng bởi giá cả tăng, nhưng tất cả người dân bình thường với thu nhập trung bình hoặc thấp đều bị ảnh hưởng lớn. Ở nước ta những người như vậy lại chiếm đa số. Trục lợi trên lưng người nghèo không chỉ trái với đạo đức kinh doanh mà còn là tội ác. Trong cơ chế thị trường, không phải lúc nào cũng có sự can thiệp của Nhà nước. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, sự can thiệp của Nhà nước về giá cả với biện pháp mạnh là hết sức cần thiết, bởi sẽ ngăn chặn những tội ác trong kinh doanh nhằm đảm bảo sự hài hoà, ổn định của xã hội.

Một phần của tài liệu tổng quan về đạo đức kinh doanh (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w