IV- Đánh giá thực trạng xuất khẩu các sản phẩm cơ khí của Việt Nam nói chung và cụ thể đối với 3 nhóm sản phẩm lựa chọn
một số sản phẩm cơ khí của Việt Nam đến năm
4.2- Một số kiến nghị với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu máy động lực, các
sản phẩm cơ khí phục vụ nông, lâm, ng− nghiệp và công nghiệp chế biến, thiết bị
kỹ thuật điện
- Tăng c−ờng huy động vốn từ mọi nguồn lực để đầu t− sản xuất máy động lực, các sản phẩm cơ khí phục vụ nông - lâm - ng− nghiệp và thiết bị kỹ thuật điện để xuất khẩu, không phân biệt nguồn vốn từ n−ớc ngoài hay ở trong n−ớc, kể cả vốn huy động từ dân c− do cổ phần hoá doanh nghiệp.
- Tăng c−ờng hoạt động liên kết sản xuất - tiêu thụ - xuất khẩu các sản phẩm cơ khí lựa chọn giữa các doanh nghiệp để thực hiện chuyên môn hoá sản xuất ở mức độ cao.
- Cần đầu t− xây dựng hệ thống các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất máy động lực, các sản phẩm cơ khí phục vụ nông - lâm - ng− nghiệp và thiết bị kỹ thuật điện nhằm sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh để xuất khẩu.
- Cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác cải cách hành chính trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, phấn đấu đ−ợc cấp chứng chỉ ISO 9000, từng b−ớc tổ chức doanh nghiệp theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con để có thể tăng c−ờng sức mạnh về vốn, về khoa học công nghệ, về thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm ở n−ớc ngoài.
4.3- Một số kiến nghị với Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
- Tăng c−ờng hơn nữa việc xây dựng, quảng bá hình ảnh của máy động lực, các sản phẩm cơ khí phục vụ nông - lâm - ng− nghiệp và thiết bị kỹ thuật điện Việt Nam trên thị tr−ờng n−ớc ngoài, nhất là ở các thị tr−ờng đ−ợc xác định là thị tr−ờng trọng điểm của từng loại sản phẩm đến năm 2010 và 2015.
- Tổ chức các ch−ơng trình xúc tiến th−ơng mại cho các sản phẩm cơ khí lựa chọn vào các thị tr−ờng trọng điểm, các ch−ơng trình tuyên truyền, quảng bá, xây dựng th−ơng hiệu đối với các doanh nghiệp thành viên nhằm giúp họ thâm nhập hiệu quả vào thị tr−ờng quốc tế.
- Tăng c−ờng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý để họ có thể tiếp nhận, sử dụng khoa học công nghệ hiện đại và thích ứng nhanh với những biến động của thị tr−ờng thế giới đối với các sản phẩm lựa chọn, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO.
4.4- Với các tổ chức khoa học công nghệ có liên quan đến sản xuất và xuất khẩu các nhóm sản phẩm cơ khí nêu trên các nhóm sản phẩm cơ khí nêu trên
- Đầu t− xây dựng mới hoặc nâng cấp các Viện nghiên cứu thành các Viện đầu ngành, vừa làm công tác nghiên cứu phát triển, đồng thời thực hiện hoạt động t− vấn thiết kế trong một số lĩnh vực cơ khí đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xây dựng cơ chế hợp tác giữa các Viện với các công ty t− vấn, thiết kế công nghệ trong và ngoài n−ớc, cơ chế chuyển giao công nghệ , hợp tác đào tạo...
- Các Viện nghiên cứu cần đ−ợc đầu t− kinh phí để thuê chuyên gia t− vấn thiết kế để chế tạo ra các sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng n−ớc ngoài.
- Có kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp các dự án đầu t− sản xuất máy động lực, các sản phẩm cơ khí phục vụ nông, lâm, ng− nghiệp và thiết bị kỹ thuật điện, đặc biệt là các dự án đầu t− sản xuất để phục vụ xuất khẩu.
Kết luận
Thực hiện Chiến l−ợc phát triển ngành cơ khí đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020, ngành cơ khí phải phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo đáp ứng 40 - 50% nhu cầu sản phẩm cơ khí của cả n−ớc, trong đó xuất khẩu đạt 30% giá trị tổng sản l−ợng. Đây là mục tiêu rất lớn và để đạt mục tiêu trên, Chính phủ và các doanh nghiệp cơ khí đều phải v−ợt qua những thách thức không nhỏ, nhất là các thách thức của hội nhập và Đổi mới kinh tế đất n−ớc.
Để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, mở rộng và đa dạng hoá thị tr−ờng xuất khẩu, từng b−ớc tạo ra các sản phẩm có th−ơng hiệu đáp ứng yêu cầu của thị tr−ờng thế giới, sự đóng góp của nhóm sản phẩm máy động lực, các sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất nông - lâm - ng− nghiệp và công nghiệp chế biến và thiết bị kỹ thuật điện là rất quan trọng.
Bám sát các mục tiêu, yêu cầu và nội dung nghiên cứu đã đ−ợc phê duyệt, Ban chủ nhiệm đề tài đã hoàn thành đ−ợc một số nhiệm vụ sau:
1/ Nghiên cứu, phân tích và khái quát đ−ợc tình hình cung cầu các sản phẩm cơ khí trên thế giới, đặc biệt tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất, cung ứng và tiêu thụ ở một số thị tr−ờng xuất nhập khẩu chính.
2/ Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu máy động lực, các sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất nông - lâm - ng− nghiệp và công nghiệp chế biến và thiết bị kỹ thuật điện của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 và các chính sách, cơ chế khuyến khích phát triển xuất khẩu các sản phẩm cơ khí nói chung và 3 nhóm sản phẩm lựa chọn nói riêng của Việt Nam.
3/ Từ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm của các n−ớc trên thế giới và thực trạng phát triển các nhóm sản phẩm lựa chọn ở Việt Nam, đề tài đã tìm ra đ−ợc những tồn tại, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết để phát triển xuất khẩu các sản phẩm cơ khí nêu trên ở n−ớc ta trong thời kỳ đến năm 2010 và 2015.
4/ Trên cơ sở quan điểm và định h−ớng phát triển xuất khẩu các sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất nông - lâm - ng− nghiệp và công nghiệp chế biến và thiết bị kỹ thuật điện của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, đề tài đã đ−a ra dự báo về quy mô, tốc độ tăng tr−ởng kim ngạch xuất khẩu các nhóm sản phẩm cơ khí lựa chọn vào các thị tr−ờng trọng điểm trong khu vực và trên thế giới giai đoạn đến 2010 và 2015.
5/ Bên cạnh các giải pháp vĩ mô, đề tài cũng đ−a ra một số giải pháp đối với các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu các nhóm sản phẩm cơ khí lựa chọn.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã cố gắng đáp ứng các mục tiêu đề tài đặt ra. Tuy nhiên, do hạn chế về nhiều mặt, kết quả nghiên cứu của đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết, chúng tôi kính mong đ−ợc sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các vị đại biểu...
Ban chủ nhiệm đề tài xin chân thành cảm ơn các cơ quan, các chuyên gia, các nhà khoa học, các đồng nghiệp đã giúp đỡ để chúng tôi hoàn thành việc nghiên cứu Đề tài.