II- Quan điểm và định h−ớng phát triển xuất khẩu các sản phẩm cơ khí của Việt Nam đến
3.3.1- Đối với Hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam
Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam là một tổ chức tự nguyện, phi Chính phủ của các doanh nghiệp có t− cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực cơ khí trên lãnh thổ Việt Nam.
Mục đích chính của Hiệp hội cơ khí Việt Nam là:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp cơ khí phát triển xuất khẩu và mở rộng thị tr−ờng nội địa; cung cấp thông tin thị tr−ờng và khách hàng cho các doanh nghiệp hội viên; phổ biến cho các hội viên những tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất và kỹ thuật kinh doanh đối với các sản phẩm cơ khí.
- Xác định ph−ơng h−ớng phát triển sản xuất kinh doanh của các nhóm hàng cơ khí, các nội dung liên kết và hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cơ khí trên cơ sở tự nguyện của các thành viên.
- Bảo vệ quyền lợi của các hội viên trong hoạt động th−ơng mại quốc tế và trong n−ớc, thay mặt các hội viên trong các tranh tụng quốc tế. Phản ánh chọn lọc ý kiến của các hội viên về quy hoạch và các chính sách phát triển sản xuất - kinh doanh ngành hàng lên các cơ quan Chính phủ.
- Hợp tác với các tổ chức, các Hiệp hội cơ khí của các n−ớc trong khu vực và quốc tế nhằm nâng cao vị thế và uy tín của các sản phẩm cơ khí nói chung và của máy động lực, máy nông nghiệp và thiết bị kỹ thuật điện Việt Nam nói riêng trên thị tr−ờng thế giới.
Trong quá trình hoạt động, Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đã hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp cơ khí về các mặt:
- Cung cấp thông tin về chính sách và pháp luật của Nhà n−ớc có liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm cơ khí Việt Nam, cung cấp thông tin thị tr−ờng, thông tin về công nghệ mới và sản phẩm mới cho các doanh nghiệp hội viên.
- Đề xuất và góp ý kiến với Chính phủ trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách đối với sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cơ khí.
- Xây dựng, phát triển uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm cơ khí trên thị tr−ờng trong và ngoài n−ớc.
- Tổ chức các đoàn khảo sát, tham quan, hội thảo quốc tế, tham gia hội chợ quốc tế hàng cơ khí và tổ chức hội chợ th−ơng mại trong ch−ơng trình xúc tiến th−ơng mại nhằm tiếp cận thị tr−ờng xuất khẩu.
- Phát triển quan hệ và tìm kiếm các nguồn tài chính từ các tổ chức quốc tế và trong n−ớc.
- Đại diện và bảo vệ quyền lợi của các thành viên, hỗ trợ phát triển các quan hệ hợp tác kinh doanh và giải quyết tranh chấp giữa các thành viên - T− vấn cơ hội kinh doanh, t− vấn công nghệ và kỹ thuật cho các doanh nghiệp trong Hiệp hội
- Tổ chức các khoá huấn luyện ngắn hạn cho cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp hội viên.
Ngoài ra, Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đã cùng nhiều Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí của n−ớc Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Bungari, Tiệp Khắc, Ucraina, Liên bang Nga…thoả thuận hợp tác liên kết để phát triển sản xuất, xuất khẩu và tạo uy tín cho các sản phẩm cơ khí Việt Nam.
Tuy nhiên, để có những đóng góp hiệu quả hơn cho ngành cơ khí nói chung và cho việc đẩy mạnh xuất khẩu 3 nhóm sản phẩm cơ khí lựa chọn tr−ớc thách thức gia nhập WTO,Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cần có các giải pháp cụ thể sau:
- Tập hợp, liên kết các doanh nghiệp ngành cơ khí thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, tạo ra sức mạnh trong sản xuất, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
- Hiệp hội cần hỗ trợ cho từng doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu máy động lực, máy nông nghiệp và thiết bị kỹ thuật điện trong việc lựa chọn chiến l−ợc phát triển, hình thức kinh doanh cụ thể để họ có thể nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị tr−ờng.
- Hiệp hội cần tổ chức những ch−ơng trình xúc tiến th−ơng mại cho các sản phẩm cơ khí lựa chọn vào các thị tr−ờng trọng điểm, những ch−ơng trình tuyên truyền quảng bá, xây dựng th−ơng hiệu đối với các doanh nghiệp thành viên nhằm giúp họ thâm nhập vào thị tr−ờng quốc tế. Những ch−ơng trình này nếu các doanh nghiệp tiến hành đơn lẻ sẽ khá tốn kém và hiệu quả không cao bằng khi họ là thành viên trong Hiệp hội.
Tuy nhiên, Hiệp hội cần tập trung nguồn lực vào những hoạt động xúc tiến ở tầm quốc gia, tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm, các chiến dịch xây dựng hình ảnh quốc gia, chiến l−ợc phát triển và bảo vệ th−ơng hiệu Việt Nam, các dự án hỗ trợ tái cơ cấu và chuyển giao công nghệ lớn...
- Hỗ trợ và t− vấn cho doanh nghiệp về thông tin thị tr−ờng và các quy định quốc tế có liên quan đến việc đ−a các sản phẩm cơ khí lựa chọn thâm nhập vào các thị tr−ờng cụ thể.
Đây là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp hội viên khi gặp rào cản và tranh chấp trong th−ơng mại quốc tế khi mà họ ch−a thể tự mình thu thập, xử lý các nguồn thông tin trong n−ớc và ngoài n−ớc có liên quan đến hoạt động xuất khẩu các sản phẩm cơ khí một cách hiệu quả.
- Hiệp hội cần tổ chức nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cung cấp phụ tùng, phụ kiện cho các doanh nghiệp ngành cơ khí cũng nh− các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và năng lực quản lí cho cán bộ, trong việc tìm đối tác n−ớc ngoài.
- Hiệp hội cần xúc tiến việc thành lập văn phòng đại diện tại những thị tr−ờng chính nh−: Trung Quốc, Hoa Kỳ... làm đầu mối xúc tiến th−ơng mại, tìm kiếm cơ hội giao th−ơng.
- Hiệp hội cần đổi mới ph−ơng thức hoạt động, tập hợp rộng rãi các thành viên, mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp tục nâng cao vai trò đại diện cho các doanh nghiệp, làm đầu mối phối hợp hành động giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy liên doanh, liên kết cùng có lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuyển giao bí quyết công nghệ và xử lý tốt mối quan hệ kinh tế giữa các hội viên.