III- Kinh nghiệm phát triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cơ khí của một số n−ớc trên thế giớ
1- Kinh nghiệm phát triển sản xuất và xuất khẩu thiết bị điện của Malaysia
xuất khẩu các sản phẩm cơ khí phục vụ nông, lâm, ng− nghiệp của Trung Quốc.
1 - Kinh nghiệm phát triển sản xuất và xuất khẩu thiết bị điện của Malaysia Malaysia
Malaysia là n−ớc có ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện nói chung ra đời và phát triển từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX. ở giai đoạn đầu khi mới đ−ợc hình thành, ngành sản xuất thiết bị điện của Malaysia chủ yếu sản xuất theo định h−ớng của Chính phủ nhằm mục đích thay thế nhập khẩu đối với các sản phẩm gồm: Thiết bị điện dân dụng, máy móc công cụ điện, dây điện, cáp điện…
Một điểm cần chú ý là ở giai đoạn này, ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện của Malaysia phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở liên doanh với các đối tác n−ớc ngoài. Chỉ trong một thời gian ngắn, ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện ở Malaysia đã có những b−ớc phát triển rất mạnh mẽ và v−ợt ra khỏi mục tiêu ban đầu là sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu.
Hiện nay, tại Malaysia, các thiết bị điện đ−ợc chia thành 4 nhóm chính gồm: Các thiết bị điện gia dụng, dây điện và cáp điện, các thiết bị điện công nghiệp và các dụng cụ điện. Nh− vậy, ở Malaysia, chiến l−ợc phát triển sản xuất thiết bị điện đ−ợc xác định rất rõ ràng cho từng nhóm hàng cụ thể. Trong đó, lĩnh vực sản xuất dây điện và cáp điện đ−ợc xác định là một trong 4 nhánh phát triển trọng tâm trong ngành sản xuất thiết bị điện của Malaysia.
Mặt khác, hoạt động quản lý chất l−ợng đối với các thiết bị kỹ thuật điện của Malaysia đ−ợc thực hiện rất nghiêm túc và có tính chuyên nghiệp cao. Mọi sản phẩm điện xuất khẩu của Malaysia đều phải đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế về chất l−ợng gồm ISO 9002, ISO 14.000, International Electrical Commission…
Ngoài ra, các thiết bị kỹ thuật điện của Malaysia xuất khẩu sang thị tr−ờng các n−ớc thuộc Liên minh Châu Âu (EU) còn phải đáp ứng tiêu chuẩn EMC (Electromagnetic Comptibility) và đối với các sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ còn phải đáp ứng tiêu chuẩn UL (Underwriter Laboratories).
Hay nói cách khác, chất l−ợng sản phẩm xuất khẩu đang đ−ợc coi là vấn đề có tính chiến l−ợc của Malaysia trong việc phát triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm điện của mình.
Ngoài yếu tố chất l−ợng sản phẩm, chính sách thu hút đầu t− n−ớc ngoài trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị điện xuất khẩu của Malaysia cũng là vấn đề đ−ợc Chính phủ n−ớc này quan tâm.
Chỉ tính trong giai đoạn 1996 - 2005, đã có 355 dự án FDI đ−ợc Chính phủ Malaysia cấp giấy phép hoạt động sản xuất thiết bị điện và tới nay đã có 238 dự án đang trong quá trình sản xuất và xuất khẩu. Riêng trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu dây và cáp điện, hiện Malaixia có 185 doanh nghiệp FDI đang hoạt động vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng trong n−ớc vừa phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.
Hiện tại, Malaysia cùng với Việt Nam đang đứng trong nhóm n−ớc trung bình của thế giới về xuất khẩu mặt hàng dây điện và cáp điện với kim ngạch năm 2005 đạt khoảng 550 triệu USD, cao hơn khoảng 100 triệu USD so với quy mô xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Tuy nhiên, Malaysia đ−ợc đánh giá là một trong những n−ớc sản xuất và xuất khẩu mặt hàng dây điện và cáp điện tiềm năng với nhiều −u thế nổi bật.
Một đặc điểm cũng rất đáng l−u ý trong ngành sản xuất dây điện và cáp điện của Malaysia là hầu hết các sản phẩm (ngoại trừ dây cáp bọc đồng) đều nhằm phục vụ cho hoạt động truyền tải điện trong n−ớc. Đây là một trong những lý do lý giải tại sao Malaysia ch−a nằm trong nhóm các n−ớc dẫn đầu
trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu dây điện và cáp điện mặc dù ngành công nghiệp này của Malaysia phát triển t−ơng đối mạnh.
Riêng đối với loại dây cáp bọc đồng, ở Malaysia chủ yếu do các doanh nghiệp FDI sản xuất theo định h−ớng xuất khẩu rõ ràng. Một trong những nhà máy hiện đại nhất trên thế giới về sản xuất loại sản phẩm này là nhà máy của Tập đoàn Elektrisola đang đ−ợc đặt tại Bentong - Malaysia.
Hiện tại, Chính phủ Malaysia đang có các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và xuất khẩu thiết bị điện. Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện nói chung đ−ợc h−ởng một trong hai hình thức −u đãi về thuế nh− sau:
- Hình thức PS (−u tiên cho các lĩnh vực sản xuất tiên phong): Miễn 70% thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm đầu đi vào hoạt động (riêng đối với khu vực hành lang bán đảo phía Đông Malaysia, khu Sabah và khu Sarawak là 85%);
- Hình thức ITA (hỗ trợ thuế đầu t−): Miễn 60% thuế thu nhập doanh nghiệp đối với những khoản chi đã đ−ợc kiểm toán (riêng đối với các doanh nghiệp kinh doanh tại hành lang bán đảo phía Đông Malaysia, khu Sabah và khu Sarawak, con số này là 80%).
Để thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu thiết bị kỹ thuật điện, trong những năm tới, sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Malaysia là rất lớn do n−ớc này không có lợi thế về giá nhân công rẻ nh− các n−ớc khác trong khu vực. Vì vậy, h−ớng −u tiên trong ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện nói chung và sản xuất dây điện và cáp điện nói riêng của Malaysia là nâng cao khả năng cạnh tranh về chất l−ợng hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là thông qua các hoạt động nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp trong n−ớc…