II- Quan điểm và định h−ớng phát triển xuất khẩu các sản phẩm cơ khí của Việt Nam đến
3.1.1- Giải pháp về việc quy hoạch và tổ chức lại hệ thống các doanh nghiệp sản xuất đối với 3 nhóm sản phẩm lựa chọn theo h− ớng phát triển
nghiệp sản xuất đối với 3 nhóm sản phẩm lựa chọn theo h−ớng phát triển sản xuất để phục vụ xuất khẩu
Trong quá trình thực hiện đ−ờng lối Đổi mới kinh tế của Đảng, các doanh nghiệp thuộc ngành cơ khí Việt Nam đang đấu tranh mạnh mẽ để thích nghi với những biến động của kinh tế thị tr−ờng.
Khó khăn lớn nhất của ngành cơ khí chế tạo máy động lực, máy nông nghiệp và thiết bị kỹ thuật điện là hầu hết các doanh nghiệp đang thuộc sở hữu Nhà n−ớc, đ−ợc hình thành và hoạt động từ lâu theo cơ chế đầu t− cũ, cơ sở vật chất nghèo nàn, khả năng hợp tác sản xuất yếu, cạnh tranh không hiệu quả.
Tr−ớc những đòi hỏi khi chuyển đổi sang kinh tế thị tr−ờng, giải pháp sống còn của các ngành cơ khí sản xuất máy động lực, các sản phẩm cơ khí phục vụ nông, lâm, ng− nghiệp, thiết bị kỹ thuật điện...là phải đổi mới, tổ chức lại hệ thống doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh.
Để đạt đ−ợc mục tiêu đó, Chính phủ cần sớm tổ chức, sắp xếp lại khối các doanh nghiệp cơ khí thuộc sở hữu Nhà n−ớc, tạo sức mạnh liên kết, hợp tác đầu t− sản xuất cho toàn ngành. Có nh− vậy, mọi doanh nghiệp sản xuất máy động lực, máy nông nghiệp và thiết bị kỹ thuật điện thuộc mọi thành phần kinh tế mới đ−ợc hoạt động bình đẳng theo Luật Doanh nghiệp và cùng tham gia cạnh tranh bình đẳng trên thị tr−ờng.
Mặt khác, để trong thời kỳ đến 2010 và 2015, ngành công nghiệp sản xuất máy động lực và máy nông nghiệp, sản xuất thiết bị kỹ thuật điện của Việt nam có đủ nội lực để sản sản xuất phục vụ tiêu dùng trong n−ớc và xuất khẩu, Bộ Công nghiệp cần xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch đầu t− phát triển đối với từng nhóm sản phẩm cơ khí lựa chọn theo vùng lãnh thổ để định h−ớng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả n−ớc. Có nh− vậy, việc đầu t− sẽ không bị trùng lặp, thiếu hiệu quả và không huy động đ−ợc nguồn lực từ các thành phần kinh tế.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cần tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, điều chỉnh cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, từng b−ớc hình thành mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con, gắn với việc không ngừng nâng cao chất l−ợng đội ngũ và phát triển nguồn nhân lực.
Cụ thể, Bộ Công nghiệp cần triển khai xây dựng và thực hiện Chiến l−ợc phát triển máy động lực và máy nông nghiệp, Chiến l−ợc phát triển thiết bị kỹ thuật điện để tạo cơ sở cho các doanh nghiệp xây dựng chiến l−ợc phát triển sản xuất - kinh doanh phù hợp với điều kiện cụ thể của họ. Các Chiến l−ợc phát triển cho từng nhóm hàng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
- Đánh giá và xác định các ph−ơng án tổ chức nguồn nguyên liệu để cung ứng cho sản xuất nhằm đạt đ−ợc mục tiêu đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong n−ớc và xuất khẩu trong thời kỳ chiến l−ợc.
- Sắp xếp, tổ chức hệ thống sản xuất trong n−ớc, bao gồm qui hoạch phát triển các đối t−ợng tham gia sản xuất (doanh nghiệp trong n−ớc, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu t− n−ớc ngoài), định h−ớng cơ cấu sản phẩm cho từng mặt hàng trong nhóm sản phẩm lựa chọn.
- Xây dựng Ch−ơng trình xúc tiến xuất khẩu cụ thể cho các nhóm sản phẩm gắn với những thị tr−ờng xuất khẩu trọng tâm.
- Đề xuất cơ chế phối hợp, triển khai thực hiện chiến l−ợc, bảo đảm sự tham gia một cách rộng rãi của các thành phần gồm các cơ quan quản lý Nhà n−ớc, các doanh nghiệp sản xuất, các cơ quan xúc tiến th−ơng mại...
Nhìn chung, để phát triển sản xuất và xuất khẩu máy động lực, máy nông nghiệp và thiết bị kỹ thuật điện, bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp, sự trợ giúp của Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan là hết sức cần thiết. Có nh− vậy, hoạt động của các doanh nghiệp mới đ−ợc bảo đảm vừa phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế, vừa thích hợp với lộ trình cụ thể của Việt Nam trong quá trình hội nhập.