Nhóm giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng và Hiệp hội doanh nghiệp trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu các

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp phát triển xuất khẩu một số sản phẩm cơ khí của Việt Nam đến năm 2015 docx (Trang 159 - 161)

IV- Đánh giá thực trạng xuất khẩu các sản phẩm cơ khí của Việt Nam nói chung và cụ thể đối với 3 nhóm sản phẩm lựa chọn

một số sản phẩm cơ khí của Việt Nam đến năm

3.3- Nhóm giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng và Hiệp hội doanh nghiệp trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu các

Hiệp hội doanh nghiệp trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu các nhóm sản phẩm cơ khí lựa chọn nêu trên ở Việt Nam

3.3.1- Đối với Hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam

- Xác định ph−ơng h−ớng phát triển sản xuất kinh doanh của các nhóm hàng cơ khí, các nội dung liên kết và hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cơ khí trên cơ sở tự nguyện của các thành viên.

- Bảo vệ quyền lợi của các hội viên trong hoạt động th−ơng mại quốc tế và trong n−ớc, thay mặt các hội viên trong các tranh tụng quốc tế. Phản ánh chọn lọc ý kiến của các hội viên về quy hoạch và các chính sách phát triển sản xuất - kinh doanh ngành hàng lên các cơ quan Chính phủ.

- Hợp tác với các tổ chức, các Hiệp hội cơ khí của các n−ớc trong khu vực và quốc tế nhằm nâng cao vị thế và uy tín của các sản phẩm cơ khí nói chung và của máy động lực, máy nông nghiệp và thiết bị kỹ thuật điện Việt Nam nói riêng trên thị tr−ờng thế giới.

- Hiệp hội cần tổ chức nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cung cấp phụ tùng, phụ kiện cho các doanh nghiệp ngành cơ khí cũng nh− các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác.

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và năng lực quản lí cho cán bộ, trong việc tìm đối tác n−ớc ngoài.

- Hiệp hội cần xúc tiến việc thành lập văn phòng đại diện tại những thị tr−ờng chính nh−: Trung Quốc, Hoa Kỳ... làm đầu mối xúc tiến th−ơng mại, tìm kiếm cơ hội giao th−ơng.

- Hiệp hội cần đổi mới ph−ơng thức hoạt động, tập hợp rộng rãi các thành viên, mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp tục nâng cao vai trò đại diện cho các doanh nghiệp, làm

đầu mối phối hợp hành động giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy liên doanh, liên kết cùng có lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuyển giao bí quyết công nghệ và xử lý tốt mối quan hệ kinh tế giữa các hội viên.

3.3.2- Đối với Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

- Tăng c−ờng hơn nữa vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà n−ớc trong việc giải quyết những vấn đề liên quan tới chính sách đối với sản xuất và xuất khẩu các nhóm sản phẩm lựa chọn, nhất là chính sách thu hút đầu t− và chính sách −u đãi trong sản xuất nguyên liệu cho cơ khí chế tạo.

- Tập hợp các doanh nghiệp trong Hiệp hội tạo ra sức mạnh mới cả về l−ợng và chất so với từng doanh nghiệp nhỏ lẻ nhằm làm tăng thêm lợi nhuận trong hoạt động của họ.

- Hỗ trợ các hội viên phối hợp hành động trừng phạt khi có một đối tác nào đó vi phạm quy chế, tiến hành những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, không đúng quy định của WTO và làm ảnh h−ởng đến lợi ích của các doanh nghiệp.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo, bồi d−ỡng kiến thức khoa học công nghệ, kiến thức về marketing sản phẩm và tiếp cận thị tr−ờng.

- Tăng c−ờng tham gia đóng góp ý kiến với Bộ Công nghiệp trình Chính phủ phê duyệt thống nhất các quy tắc, tiêu chuẩn đối với các sản phẩm trong nhóm sản phẩm lựa chọn. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có các biện pháp thích hợp để sản xuất ra các sản phẩm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn chất l−ợng để xuất khẩu sang thị tr−ờng n−ớc ngoài.

- Hiệp hội DNNVV cần tăng c−ờng hơn nữa hoạt động đối ngoại, làm đầu mối để các nhà tài trợ quốc tế và các đối t−ợng khác có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp ở các n−ớc đang phát triển.

iV- Một số kiến nghị

4.1- Một số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ Thơng mại, Bộ Công nghiệp và các

Bộ, Ngành liên quan

- Kiến nghị Chính phủ xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với từng mặt hàng thuộc nhóm các sản phẩm lựa chọn để dễ dàng và thuận lợi cho việc kiểm tra, giám định chất l−ợng sản phẩm khi xuất khẩu sang thị tr−ờng khu vực và thế giới.

- Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau đối với các sản phẩm thuộc 3 nhóm lựa chọn giữa Việt Nam và các n−ớc ASEAN và một số n−ớc khác để những sản phẩm này có cơ hội mở rộng và chiếm giữ thị phần trên thị tr−ờng khu vực và thế giới.

- Thời gian tới, Chính phủ cần tập trung đầu t− xây dựng một số nhà máy có khả năng luyện thép chế tạo máy nhằm cung ứng nguyên liệu đầu vào cho ngành cơ khí chế tạo. Thiếu nguồn nguyên liệu này, các doanh nghiệp ngành cơ khí không thể sản xuất đủ sản phẩm (thuộc các nhóm sản phẩm lựa chọn) để đáp ứng nhu cầu trong n−ớc, đồng thời giành một phần cho xuất khẩu.

- Bộ Công nghiệp cần triển khai xây dựng và thực hiện Chiến l−ợc phát triển máy động lực và máy nông nghiệp, Chiến l−ợc phát triển thiết bị kỹ thuật điện để tạo cơ sở cho các doanh nghiệp xây dựng chiến l−ợc phát triển sản xuất - kinh doanh phù hợp với điều kiện cụ thể của họ, trong đó cần chú trọng đến vấn đề phát triển xuất khẩu sản phẩm.

- Bộ Công nghiệp cần phối hợp với Bộ Th−ơng mại xây dựng Ch−ơng trình xúc tiến xuất khẩu cụ thể cho các nhóm sản phẩm lựa chọn cho giai đoạn 2010 và 2015, gắn với những thị tr−ờng trọng tâm với mục tiêu đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu để không ngừng tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

- Nhà n−ớc cần xem xét để đ−a ra lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với các nhóm sản phẩm lựa chọn phù hợp với đặc thù của ngành chế tạo máy động lực, máy nông nghiệp và thiết bị kỹ thuật điện để doanh nghiệp có thể hội nhập một cách hiệu quả vào thị tr−ờng khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp phát triển xuất khẩu một số sản phẩm cơ khí của Việt Nam đến năm 2015 docx (Trang 159 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)