III- Thực trạng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu các sản phẩm cơ khí nói chung và 3 nhóm sản
3.2- Cơ chế, chính sách khuyến khích xuất khẩu
- Tháng 9/2002, Nhà n−ớc đã thành lập Tổng cục quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có giao cơ quan này thực hiện chính sách khuyến khích sử dụng Quĩ bảo hiểm tín dụng giành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kể cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh, cung cấp dịch vụ máy móc làm đất, máy nông nghiệp.
Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng đ−ợc thành lập năm 2002 từ nguồn đóng góp 1% doanh thu xuất khẩu của các doanh nghiệp hội viên Hiệp hội xuất khẩu đã tạo điều kiện hỗ trợ các hội viên xuất khẩu khi bị rủi ro trong quá trình sản xuất. Các chính sách tài chính mới này có thể thúc đẩy các cơ sở cơ khí nhỏ & vừa phát triển, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp làm hàng cơ khí xuất khẩu.
- Tìm kiếm thị tr−ờng cho hàng cơ khí xuất khẩu là việc làm cần thiết. Vì thiếu thông tin và công tác xúc tiến th−ơng mại, khảo sát thị tr−ờng ít đ−ợc quan tâm nên các doanh nghiệp cơ khí đều mong muốn tìm kiếm thị tr−ờng
xuất khẩu các mặt hàng cơ khí. Theo Quyết định số 1335/2003/QĐ-BTM ngày 22/10/2003, sản phẩm cơ khí là một trong 12 nhóm hàng thuộc Danh mục hàng hoá trọng điểm đ−ợc −u tiên xúc tiến xuất khẩu năm 2004. Sản phẩm cơ khí cũng thuộc danh mục hàng hoá trọng điểm của Ch−ơng trình xúc tiến th−ơng mại trọng điểm quốc gia năm 2005 theo Quyết định 1836/2004/QĐ - BTM. Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm cơ khí đạt kim ngạch 2 triệu USD đ−ợc xét duyệt là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín.
- Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam đ−ợc Bộ Th−ơng mại giao làm đơn vị chủ trì thực hiện Ch−ơng trình xúc tiến th−ơng mại quốc gia. Mục tiêu của Ch−ơng trình là hỗ trợ các doanh nghiệp cơ khí trong n−ớc có đ−ợc nhiều thông tin nh− xây dựng Website để cung cấp thông tin quảng bá doanh nghiệp tại các hội chợ triển lãm trong và ngoài n−ớc; thành lập các đoàn của các Hiệp hội khảo sát thị tr−ờng quốc tế hợp tác sản xuất, xuất khẩu sản phẩm.
Bên cạnh đó, cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm cơ khí vẫn tồn tại một số hạn chế sau:
- Tuy các chính sách khoa học công nghệ b−ớc đầu đã có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của ngành cơ khí nh−ng hiệu quả ch−a cao do số l−ợng các ứng dụng còn ít, ch−a có tác dụng đột phá trong nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cơ khí, nhất là khi các n−ớc khu vực và trên thế giới đã ứng dụng đ−ợc nhiều các thành tựa khoa học vào sản xuất cơ khí, Chính phủ và doanh nghiệp các n−ớc và đã đầu t− lớn và hiệu quả hơn nhiều trong lĩnh vực này thể hiện quả việc xuất khẩu các máy móc tiên tiến có hàm l−ợng công nghệ cao, công nghệ gốc sang Việt Nam.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành cơ khí không đ−ợc quan tâm đúng mức. Trong thời bao cấp, với định h−ớng chỉ đạo "cơ khí là then chốt" việc đào tạo công nhân cơ khí lành nghề, kỹ s− sau đại học... đ−ợc chú trọng đã góp phần hoàn thành nhiệm vụ của ngành cơ khí trong giai đoạn đó. Tuy nhiên sau đó, do khó khăn về tài chính và định h−ớng thay đổi nên việc đào tạo nhân lực cơ khí ít đ−ợc quan tâm. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, công tác phát triển nhân lực ngành cơ khí đòi hỏi phải tăng c−ờng đào tạo kiến thức về luật pháp kinh tế quốc tế để thực hiện các cam kết của hội nhập, tăng c−ờng năng lực tiếp cận thị tr−ờng quốc tế, nguồn nhân lực ngành cơ khí còn ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu về kiến thức chuyên môn cũng nh− năng lực kinh doanh, trình độ ngoại ngữ, để vừa sản xuất đ−ợc các mặt hàng cơ khí tiên tiến,
độc đáo, có sức cạnh tranh và hàm l−ợng công nghệ cao, vừa có khả năng thích ứng đ−ợc điều kiện của thị tr−ờng thế giới.
- Qua nhiều giai đoạn phát triển kinh tế, Đảng và Nhà n−ớc luôn coi trọng việc phát triển công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên đến nay, ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp mới chiếm khoảng 25% thị phần, ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu phát triển của xã hội.
Theo đánh giá chung, nguyên nhân của vấn đề nêu trên là do: Ngân sách UBND các tỉnh còn hạn hẹp nên hỗ trợ nông dân với số l−ợng rất hạn chế so với nhu cầu thực tế; Thiếu một chính sách đồng bộ ở tất cả các địa ph−ơng; Thủ tục vay vốn và giải ngân tại ngân hàng còn nhiều khó khăn. Nhiều tỉnh không qui định rõ đây là một ch−ơng trình vay vốn độc lập với các ch−ơng trình vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp khác cho nên rất nhiều nông dân đã vay vốn ở các dự án tr−ớc không có cơ hội vay vốn ở ch−ơng trình hỗ trợ mua máy nông nghiệp.