IV- Đánh giá thực trạng xuất khẩu các sản phẩm cơ khí của Việt Nam nói chung và cụ thể đối với 3 nhóm sản phẩm lựa
4.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt đ−ợc, hoạt động xuất khẩu của ngành cơ khí Việt Nam nói chung và 3 nhóm sản phẩm lựa chọn còn có những hạn chế sau:
- Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm còn thấp. Kết quả điều tra cho thấy, tiền l−ơng bình quân của lao động trong ngành cơ khí ở Việt Nam cao hơn so với cùng chỉ tiêu của Trung Quốc trong 5 năm gần đây. Tiền l−ơng của lao động Việt Nam chỉ bằng khoảng một nửa mức l−ơng của lao động Indonexia trong 4 năm qua, nh−ng hiện nay đã cao hơn khoảng 20%. Năng suất lao động tính theo USD của Việt Nam thấp hơn đáng kể so với của Indonexia, Thái Lan và thấp hơn nhiều so với ở Malaixia, Hàn Quốc, Đài Loan...Vì vậy, sức cạnh tranh về chi phí trong ngành là thấp hơn nhiều so với các n−ớc trong khu vực.
- Về công nghệ chế tạo các sản phẩm cơ khí
Nhìn chung, các loại hình công nghệ chế tạo của Việt Nam còn khá đơn giản và lạc hậu, thậm chí tụt hậu khoảng 2 - 3 thế hệ so với các n−ớc khác trong khu vực, 95% là các thiết bị lẻ, không đồng bộ, không có chuyển giao công nghệ, phần lớn đã hết khấu hao. Trong khi đó, đầu t− cho cơ khí nhỏ bé lại phân tán, dàn trải, ít quan tâm đến đầu t− chiều sâu để đổi mới trang thiết bị và công nghệ nên các sản phẩm cơ khí mẫu mã ch−a đa dạng, chất l−ợng còn thấp, giá thành cao, sức cạnh trạnh kém so với các n−ớc trong khu vực.
Khâu tạo phôi - một khâu rất quan trọng trong công nghiệp cơ khí hiện nay còn rất lạc hậu, các cơ sở sản xuất vẫn sử dụng công nghệ đúc bằng khuôn cắt, chất l−ợng vật đúc thấp, tỷ lệ phế phẩm cao (có nơi tới 30%) l−ợng d− gia công lớn. Công nghệ tạo phôi bằng ph−ơng pháp biến dạng dẻo kim loại ở trạng thái nóng (cán, rèn, rập) cũng là khâu rất yếu kém, lạc hậu ch−a đ−ợc quan tâm đầy đủ, đúng mức; Khâu nhiệt luyện và xử lý chất l−ợng bề mặt các sản phẩm cơ khí còn yếu. Hiện nay ngành cơ khí ch−a có một cơ sở nhiệt luyện tiên tiến nào làm trung tâm để khắc phục tồn tại trên.
Khâu gia công kim loại bằng cắt gọt là khâu mà trong sản xuất vẫn sử dụng ph−ơng pháp công nghệ cũ, cổ điển, thực hiện trên các thiết bị đã già cỗi, lạc hậu, kém chính xác. Vì vậy, khả năng gia công cơ khí chính xác của cơ khí Việt Nam ch−a v−ợt quá cấp chính xác 2 (theo tiêu chuẩn cũ).
- Công tác nghiên cứu phục vụ cho phát triển ngành cơ khí còn yếu. Công tác t− vấn thiết kế, công nghệ, thiết bị ch−a đáp ứng yêu cầu đã hạn chế đến khả năng làm chủ việc chế tạo các sản phẩm cơ khí phức tạp.
Trang thiết bị kỹ thuật của các viện nghiên cứu phần nhiều đã lạc hậu, không đáp ứng đ−ợc công việc nghiên cứu phát triển. Tại các đơn vị sản xuất trực tiếp, hoạt động khoa học chủ yếu là phát huy sáng kiến nhằm cải tiến, hợp lý hoá dây chuyền công nghệ hiện có. Hoạt động chuyển giao công nghệ cơ khí chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu máy móc thiết bị và triển khai các dự án FDI và hiện đang tập trung trong lĩnh vực lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị điện, ch−a thu hút đ−ợc đầu t− vào các nhóm sản phẩm cơ khí khác.
- Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật tuy đông nh−ng còn bất cập về mặt kiến thức, thiếu cán bộ đầu đàn thực sự, công tác đào tạo ch−a đ−ợc quan tâm
đúng mức, số ng−ời học nghề và đại học ngành cơ khí ngày một giảm sút, dẫn đến tình trạng thiếu thợ giỏi có tay nghề cao.
Mặt khác, hạ tầng cơ sở của các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành còn yếu kém, trang thiết bị phần lớn đã quá lạc hậu, thiếu đồng bộ, các chính sách đối với cán bộ khoa học kỹ thuật còn ch−a thỏa đáng cũng phần nào hạn chế nhiệt tình và tính năng động, sáng tạo của các nhà khoa học.
- Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất còn yếu kém, lạc hậu, không theo kịp tiến trình đổi mới nền kinh tế. Tổ chức còn khép kín, thiếu chuyên môn hoá, mức độ hợp tác hoá còn thấp, t− t−ởng bao cấp, trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà n−ớc trong nhiều doanh nghiệp còn khá nặng nề. Việc tổ chức xắp xếp lại ngành Cơ khí cả n−ớc đã đ−ợc đặt ra nh−ng ch−a thực hiện tốt; công tác quản lý Nhà n−ớc về lĩnh vực này còn phân tán và bị buông lỏng.
- Ch−a tích cực tổ chức thị tr−ờng trong n−ớc để tạo điều kiện cho sản xuất cơ khí phát triển, trong khi đó các doanh nghiệp cơ khí ch−a thực sự chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực marketing còn yếu kém. Các doanh nghiệp cơ khí của ta mới chỉ biết làm ra sản phẩm, còn làm tiếp thị bán sản phẩm thì còn rất hạn chế.
- Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cơ khí ch−a đ−ợc chuẩn bị tốt cho hội nhập. Trở thành thành viên WTO, mọi chế độ bảo hộ,trợ cấp của Chính phủ và thuế sẽ giảm thiểu dần hoặc bị dỡ bỏ, chỉ còn lại các rào cản kỹ thuật. Nh−ng đến nay chúng ta ch−a có các rào cản kỹ thuật hợp pháp đủ mạnh, đủ hiệu lực để bảo vệ các sản phẩm cơ khí trọng điểm. Tr−ớc hết, đó là các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản cần thiết để ngăn không cho du nhập các sản phẩm có trình độ kỹ thuật và chất l−ợng thấp. Thêm vào đó chúng ta ch−a có đầy đủ các ph−ơng tiện để kiểm định sự hợp chuẩn với các sản phẩm cơ khí.
Cam kết bỏ hàng rào phi thuế tạo điều kiện cho hàng n−ớc ngoài dễ dàng thâm nhập vào Việt Nam hợp pháp và nhiều hơn, đồng thời hàng Việt Nam cũng dễ dàng thâm nhập vào thị tr−ờng n−ớc ngoài. Tuy nhiên, các sản phẩm cơ khí của Việt Nam còn hạn chế về mẫu mã, chất l−ợng, giá cả còn kém cạnh tranh; bạn hàng và thị tr−ờng quốc tế còn hạn hẹp. Hàng cơ khí n−ớc ngoài đ−ợc tâm lý −a chuộng hàng ngoại của ng−ời Việt Nam ủng hộ,
hơn nữa đã phát triển lâu năm hơn (đã hết khấu hao), giá rẻ hơn, chất l−ợng mẫu mã tốt hơn... nên càng dễ dàng xâm nhập thị tr−ờng trong n−ớc.
Sự quản lý thị tr−ờng kém hiệu lực, lỏng lẻo đang diễn ra đối với các sản phẩm cơ khí. Do ch−a có đầy đủ các ph−ơng tiện, thiết bị kiểm tra cùng trình độ của cán bộ quản lý thị tr−ờng yếu nên nhiều sản phẩm cơ khí không đạt tiêu chuẩn, hàng lậu, hàng giả vẫn đ−ợc l−u thông trên thị tr−ờng.
- Ngành cơ khí còn thiếu các Hiệp hội chuyên ngành để tập hợp, phối hợp lực l−ợng phân công chuyên môn hoá, hợp tác hoá làm tăng sức mạnh cạnh tranh. Bên cạnh việc hỗ trợ sản xuất, các Hiệp hội chuyên ngành có thể đóng vai trò tích cực trong việc marketing cho các doanh nghiệp thành viên cũng nh− đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó, giải quyết các tranh chấp th−ơng mại.