Thực trạng tham gia công tác tuyển sinh của người giáo viên chủ nhiệm.

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý học viên của người giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở học viện chính trị khu vực i (Trang 40 - 42)

3 Học viên 300 215 71,66% 71 23,66% 14 4,67%

Nhìn vào kết quả bảng trên cho thấy các nhóm khách thể là cán bộ quản lý đào tạo và giáo viên chủ nhiệm có sự nhất trí cao về mức độ rất cần thiết của công tác quản lý học viên và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm chỉ có 2 trong số 15 cán bộ quản lý đào tạo (chiếm 13,05 %) cho rằng công tác quản lý học viên ở mức độ cần thiết.

Đối với học viên trong số 300 người được hỏi thì hầu hết khẳng định mức độ cần thiết và rất cần thiết về công tác quản lý học viên và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Chỉ có 14 học viên (chiếm 4,67%) cho rằng không cần thiết.

Khi đưa ra câu hỏi phỏng vấn: Theo đồng chí để nâng cao được hiệu quả công tác quản lý học viên của người giáo viên chủ nhiệm trong bối cảnh hiện nay cần phải đổi mới những lĩnh vực nào? Kết quả phỏng vấn cho thấy hầu hết các ý kiến cho rằng (nhất là ở khách thể là cán bộ quản lý đào tạo và giáo viên chủ nhiệm) với đặc điểm đối tượng đào tạo của mình Học viện cần chú trọng đổi mới về qui chế đào tạo; qui chế học viên; qui chế người giáo viên chủ nhiệm lớp cho phù hợp. Đặc biệt 100% ý kiến cho rằng cần phải tìm kiếm những biện pháp quản lý để nang cao được nhận thức, ý thức tự giác tự quản của người học viên trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường.

2.2.2. Thực trạng tham gia công tác tuyển sinh của người giáo viên chủnhiệm. nhiệm.

Căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch đào tạo, hàng năm Giám đốc HVCTKVI có thông báo tuyển sinh gửi đến 29 tỉnh thành phố, các Bộ Ban, Ngành TW thuộc địa

bàn đối tượng đào tạo. Nội dung thông báo tuyển sinh chỉ rõ các đối tượng học viên của từng hệ lớp được tuyển, thời hạn nhận hồ sơ và thời gian khai giảng. Tuỳ theo kế hoạch đối với từng hộ có thể phân bố chỉ tiêu cụ thể cho từng đơn vị. Nội dung quan trọng nhất của thông báo tuyển sinh là phải chỉ rõ đối tượng, tiêu chuẩn từng hệ lớp.

Trong các năm từ 2000 đến 2004, về cơ bản tiêu chuẩn dành cho đối tượng học viên của các hệ lớp chưa có sự thay đổi. Riêng năm 2005 Ban TCTW có quy định mới về tiêu chuẩn đối với các lớp cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung và tại chức.

* Hệ tập trung: Các tiêu chuẩn khác vẫn giữ nguyên, riêng về văn bằng phải có bằng đại học chuyên môn.

* Hệ tại chức: Các tiêu chuẩn khác vẫn giữ nguyên, riêng về văn bằng phải có bằng đại học chính qui tập trung, gần đây Ban TCTW đã bổ sung thêm cho các đối tượng Miền núi, Hải đảo, Công an - Phụ nữ - Thanh niên.V . V . . . .Sau khi có hồ sơ do các đơn vị gửi tới, đối với các lớp thuộc hệ tập trung, Ban QLĐT tổ chức xét duyệt dưới sự chỉ đạo của đồng chí Trường Ban hoặc phó Ban QLĐT. Kết quả xét tuyển sẽ được tổng hợp và báo cáo Giám đốc đệ trình lên Ban TCTW, sau khi Ban TCTW ra quyết định, Ban QLĐT phân lớp, làm thủ tục báo cho học viên và cơ quan cử cán bộ đi học biết chuẩn bị nhập học cho đúng thời gian quy định.

Đối với các lớp tại chức, để nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, việc xét duyệt hồ sơ ngay từ đầu giáo viên chủ nhiệm lớp được tham gia vào công tác tuyển sinh. Căn cứ vào kế hoạch đào tạo được giao, chủ nhiệm lớp phối hợp với Tổ chiêu sinh và các đơn vị có chỉ tiêu mở lớp dự kiến thời gian xét duyột hồ sơ, báo cáo lãnh đạo Ban biết để bố trí thời gian, chủ trì, chỉ đạo việc xét duyệt.

Kết quả công tác tuyển sinh giúp cho đầu vào có trình độ tương đối đồng đều, tạo điểu kiện áp dụng các phương pháp giảng dạy mới phù hợp đáp ứng yêu cầu cao nhất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và quản lý học viên theo quyết định 80 và 685 của HVCT - HCQGHCM, bảo đảm 100% học viên được cấp bằng tốt nghiệp.

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý học viên của người giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở học viện chính trị khu vực i (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)