Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Học viện Chính trị khu vực I.

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý học viên của người giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở học viện chính trị khu vực i (Trang 33 - 38)

Trong khoảng 10 năm trở lại đây dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám đốc HVCTKVI đã có nhiều thay đổi cả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng như trong xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất trong đó phải kể đến các công trình như Trung tâm thông tin tư liệu thư viên, xây dựng mới khu giảng đường với một số phòng học đa năng.

Công tác đào tạo và bồi dưỡng giảng viên được quan tâm đặc biệt. Trong đó có 11 PGS,TS; 40 TS với 20 giảng viên cao cấp, gần 70% cán bộ giảng dạy đã được học các lớp bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy cũng như về sử dụng vi tính.

Cơ cấu tổ chức quản lý đào tạo được hoàn thiện, qua đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý đào tạo.

Kể từ sau khi có quyết đinh 300 của Giám đốc HVCT - HCQGHCM về chức năng nhiệm vụ của HVCTKVI thì HVCTKVI có cơ cấu tổ chức bao gồm: Một Văn phòng, Ban QLĐT, Ban QLKH, Ban TCCB, các Phòng chức năng và các Khoa chuyên môn. Có thể biểu lộ sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị Khu vực I như sau:

H2

Theo cơ cấu tổ chức hiện tại của nhà trường thì Ban QLĐT có vai trò quan trọng trong công tác quản lý học viên. Đây là đơn vị có chức năng tham mưu và giúp nhà trường trong công tác Quản lý đào tạo. Với chức năng trên thì Ban QLĐT được chia thành ba đơn vị trực thuộc Ban đó là Tổ chiêu sinh chịu trách nhiệm quản lý các hồ sơ và thủ tục đầu vào của học viên, Tổ chủ nhiệm làm công tác quản lý học viên ở các lớp trong quá trình học tập, Tổ kế hoạch chịu trách nhiệm theo dõi lịch giảng dạy của các khoa và lịch học của học viên. Các đơn vị còn lại của nhà trường đều chịu trách nhiệm và tham mưu cho nhà trường những công việc theo đúng chức năng của mình.

Như trên đã nêu thì Tổ chủ nhiệm thuộc Ban QLĐT có trách nhiệm giúp cho nhà trường làm công tác quản lý học viên trong quá trình học tập cho dù là học viên các lớp tập trung hay tại chức, chính vì vậy có thể nói rằng giáo viên chủ nhiệm là chiếc cầu nối giữa học viên với nhà trường. Là người giúp cho nhà trường truyền đạt mọi thông tin cũng như qui chế, quy định trong học tập tới từng học viên. Giúp cho học viên tham gia đầy đủ vào các hoạt động chung của nhà trường, điều hành và theo dõi quá trình học tập của học viên, tổ chức quá trình rèn luyện cho học viên. Giáo viên chủ nhiệm còn là người đón nhận và giúp nhà trường phân tích, sử lý các thông tin phản hồi từ phía học viên trước khi báo cáo với các đơn vị chức năng hoặc lãnh đạo nhà trường. Qua đó giúp cho việc học tập của học viên cũng như công tác đào tạo của nhà trường đạt kết quả tốt. Chức năng nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm được thể hiện qua hình hai mô hình sau đối với loại hình đào tạo tập trung và tại chức (ở trang bên):

+Một s ố nhận xét về hai mô hình trên.

• Về ưu điểm của cơ cấu tổ chức quản lý học viên hiện nay:

Với cơ cấu tổ chức quản lý đào tạo hiện tại có thể nói rằng cơ cấu này đã xác định rõ được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp quản lý và các chủ thể tham gia quản lý đào tạo, quản lý học viên.

Qua cơ cấu tổ chức trên đã xây dựng được cơ chế phối hợp để đạt được mục tiêu quản lý. Học viên đã có sự giám sát, kiểm tra của các chủ thể tham gia quản lý cũng như của các cấp quản lý trong quá trình học tập và rèn luyện.

H4: Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý học viên các lớp tại chức

+ Về nhược điểm:

Cơ cấu tổ chức quản lý học viên hiện nay chỉ phù hợp với phương pháp quản lý hành chính nên dễ cứng nhắc và mang tính hình thức. Giáo viên chủ nhiệm không phải là một cấp trong cơ cấu chiều dọc phân cấp quản lý vì thế cũng gây khó khăn trong việc điều hành, trong nhân xét đánh giá hiệu quả và trách nhiệm. Trong cơ cấu này giáo viên chủ nhiệm chỉ có vai trò cầu nối trong quản lý đào tạo giữa nhà trường với học viên.

Mặc dù là “trung tâm thông tin” nhưng chức năng và quyền hạn vẫn còn hạn chế, chưa có cơ sở pháp lý để đưa ra quyết định nhất là trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của từng học viên.

Cơ cấu tổ chức quản lý trên thiếu chức năng của các địa phương cử cán bộ đi học. Chưa thực sự dân chủ hoá, chưa chú trọng khả năng tự quản lý của học viên; mặt khác nó còn nặng về hành chính, còn khép kín. Tổ chức lớp (Ban cán sự) chưa thực sự phát huy được vai trò trong quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học viên. Qua đó dẫn đến việc lãnh đạo Ban quản lý đào tạo và lãnh đạo các khoa thiếu thông tin về học viên.

Tóm lại: với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý học viên như hiện nay vẫn còn mang nặng tính tập trung chưa có sự đổi mới phân cấp quản lý. Ban QLĐT vừa làm công tác quản lý học viên vừa điều hành các kế hoạch đào tạo là chưa thực sự phù hợp. Để tránh sự tập trung cũng như để tránh sự khép kín của các chủ thể và các đối tượng trong hệ thống quản lý, phát huy tinh thần dân chủ nên thành lập một Ban quản lý học viên hoạt động độc lập với Ban QLĐT, ngoài ra còn cần phải có sự tham gia của các Bộ, Ban, ngành và địa phương có học viên học tập tại trường.

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý học viên của người giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở học viện chính trị khu vực i (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)