Về lý luận.

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý học viên của người giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở học viện chính trị khu vực i (Trang 70 - 72)

- Vê mức độ khả thi:

1.1.Về lý luận.

7 Biện pháp quản lý hoạt động ngoạ

1.1.Về lý luận.

Đề tài đã khái quát và hệ thống hoá một số các vấn đề cơ sở lý luận của công tác quản lý học viên ở các lớp tập trung và tại chức ở HVCTKVI trong quá trình đào tạo.

+ Quản lý là quá trình tác động của chủ thể nhằm điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của con người, để đạt được mục đích đúng ý chí nhà quản lý và phù hợp với quy luật khách quan.

+ Quản lý giáo dục là hoạt động điều khiển, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện quá trình GD - ĐT của nhà trường theo yêu cầu phát triển của xã hội.

+ Biện pháp quản lý là tổ hợp các cách thức giải quyết (phương pháp tiến hành) của chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng quản lý để giải quyết những vấn đề cụ thể của hệ quản lý, làm cho hệ này vận hành, phát triển đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý đề ra và phù hợp với quy luật khách quan.

+ Biện pháp quản lý học viên là tổ hợp những cách thức, quy trình tổ chức, điều khiển quá trình rèn luyện và học tập của học viên. Để quá trình quản lý học viên đạt được kết quả tốt thì không còn cách nào khác là quản lý phải thông qua các biện pháp cụ thể, tích cực như các biện pháp đã nêu ở chương 3.

1.2.Về nghiên cứu thực trạng:

Trong những năm qua công tác quản lý học viên của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở HVCTKVI đã đạt được những kết quả nhất định và góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo, quản lý học viên. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý học viên còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như:

- Tính nhất quán và nghiêm túc trong quá trình quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học viên chưa cao.

- Việc quản lý rèn luyện tính Đảng cho học viên có được chú ý song chưa có biện pháp phù hợp, hiệu quả. Ở một số học viên chưa nhận thức dược đầy đủ mối quan hệ giữa việc học tập với rèn luyện tính Đảng.

- Biện pháp quản lý nhằm nâng cao tính tự giác, khả năng tự quản của học viên hầu như chưa có. Đây là một hạn chế lớn trong các biện pháp quản lý học viên ở HVCTKVI.

- Hạn chế thứ tư thể hiện ở chỗ trong thời gian qua việc chỉ đạo công tác quản lý học viên vẫn còn có những hạn chế như; chưa kết hợp thường xuyên, liên tục giữa lý luận với thực tế, đôi lúc việc chỉ đạo công tác quản lý học viên còn mang tính hình thức và mệnh lệnh, chưa thường xuyên liên tục kiểm tra đánh giá và có những chỉ đạo kịp thời khi có vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập và rèn luyện của học viên.

Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo nói chung và công tác quản lý học viên nói riêng, luận văn đã đề xuất 7 biện pháp sau:

* Bổ xung hoàn thiện các qui chế quản lý học viên, quản lý đào tạo.

* Tăng cường công tác giáo dục nhận thức nâng cao khả năng tự quản cho học viên.

* Đổi mới công tác quản lý sĩ số và hoạt động học tập trên lớp và tự học của học viên.

* Nâng cao tính Đảng của người học viên.

* Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong công tác quản lý học viên. * Nâng cao hoàn thiện chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. * Biện pháp quản lý hoạt động ngoại khoá.

Qua thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý đào tạo, giáo viên chủ nhiệm và 300 học viên ở HVCTKVI hầu hết đều cho rằng 7 biện pháp trên đều có mức độ cần thiết và mức độ khả thi khi triển khai thực hiện tương đối cao.

Qua nghiên cứu lý luận, thực tiễn công tác quản lý học viên ở Học viện Chính trị Khu vực I, để vận dụng có hiệu quả các biện pháp trên chúng tôi có một số kiến nghị sau đây:

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý học viên của người giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở học viện chính trị khu vực i (Trang 70 - 72)