Thực trạng về công tác quản lý học viên ở HVCTKVI 1 Nhận thức về vị trí, vai trò của công tác quản lý học viên.

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý học viên của người giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở học viện chính trị khu vực i (Trang 38 - 40)

2.2.1. Nhận thức về vị trí, vai trò của công tác quản lý học viên.

Trong tâm lý học đã chỉ rõ mối quan hệ găn bó mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt nhận thức, thái độ, hành vi của con người.

Để nâng cao được hiệu quả công tác quản lý học viên ở Học viện Chính trị Khu vực I yêu cầu đặt ra là các chủ thể tham gia công tác này phải có nhận thức đúng đắn về vị trí; vai trò của công tác quản lý học viên.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, trong quá trình đào tạo và quản lý học viên ở hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hổ Chí Minh cũng đã có một số ý kiến cho rằng đối tượng đào tạo của Học viện hoàn toàn khác với đối tượng đào tạo ở các trường đại học cho nên không cần thiết phải có công tác quản lý học viên, không cần thiết phải có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trực tiếp làm công tác này với lý do:

- Học viên đều có độ tuổi từ 30 đến 50, thậm chí có những học viên 57; 58 tuổi. Chính vì thế học viên đều đã là người lớn, trưởng thành về mọi mặt.

- Đều là đảng viên ĐCSVN.

- Đều là cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức hoặc trong qui hoạch và có chức vụ từ trưởng phó phòng cấp quận, huyện trở lên.

Đúng là những đặc điểm trên của người học viên khác hẳn so với đối tượng là sinh viên, song thực tiễn đào tạo nhiều năm ở hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh cho thấy không thể thiếu được công tác quản lý học viên và vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp bởi các lý do sau đây:

- Mục tiêu đào tạo ở hệ thống Học Viện khác với các trường đại học. Mục tiêu này không chỉ hướng tới trang bị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trong các lĩnh vực công tác Đảng, quản lý nhà nước, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị những tri thức, kỹ năng và lý luận chính trị, tri thức về khoa học xã hội nhân văn, về khoa học lãnh đạo, quản lý mà còn hướng tới mục tiêu nâng cao tính đảng cho đội ngũ này.

- Quá trình học tập ở nhà trường không chỉ là nhiệm vụ thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng của công tác cán bộ mà còn là quá trình rèn luyện thử thách đối với người cán bộ giảng viên. Thực tiễn cho thấy những nhận xét về quá trình học tập và rèn luyện của học viên trong quá trình học tập đã cung cấp cho các cơ sở cử cán bộ đi đào tạo những căn cứ quan trọng để đánh giá người cán bộ đó và từ đó để công tác đề bạt, bổ nhiệm đảm bảo tính khách quan, hiệu quả.

Thực tiễn trong nhiều năm qua ở hệ thống Học viện cũng cho thấy hiệu quả công tác quản lý học viên nhất là của người giáo viên chủ nhiêm có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đào tạo và chất lượng đào tạo. Chính vì những lý do trên mà ngay từ những khoá đào tạo cán bộ đầu tiên của trường Đảng Nguyễn Ái Quốc Trung ương trước đây đã đặt vấn đề và tiến hành công tác quản lý học viên trong đó chức năng nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm có ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình đào tạo.

Khi tiến hành điều tra về sự cần thiết của công tác quản lý học viên ở các khách thể bao gồm: 15 cán bộ quản lý đào tạo, 10 giáo viên chủ nhiệm và 300 học viên tại HVCTKVI cho kết quả như sau:

Bảng 1 Mức độ nhận thức vị trí vai trò của công tác quản lý học viên TT Khách thể SỐ lương Mức độ cần thiết Rất cần Cần Không cần SL TL SL TL SL TL

1 Cán bô quản lý đào tạo 15 13 86,95% 2 13,05% 0 0%

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý học viên của người giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở học viện chính trị khu vực i (Trang 38 - 40)