Yêu cầu đặt ra trong việc thực hiện các quyết định 80, 685 của Giám đốc Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý học viên của người giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở học viện chính trị khu vực i (Trang 54 - 58)

đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

Sau khi có nghị quyết 52 và quyết định 149 của Bộ chính trị về chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của hệ thống các trường thuộc HVCT - HCQGHCM cho phù hợp vói tình hình thực tiễn của đất nước trong thời kỳ CNH - HĐH; đặc biệt là những đổi mới của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam trong thời gian qua, Giám đốc HVCT - HCQGHCM đã ra các Quyết định 80 và 685 về đổi mới công tác đào tạo cho phù hợp với tình mói. Để thực hiện có hiệu quả các Quyết định trên vấn đề then chốt đặt ra là phải đổi mới như thế nào và đổi mới cái gì ? đó là những vấn đề bức xúc nhưng rất thiết thực đặt ra với đội ngũ giáo viên, các nhà quản lý cũng như các cán bộ làm công tác quản lý học viên của Học viện.

Trong thời gian qua Học viện Chính Trị Khu Vực I đã tiến hành đổi mới công tác đào tạo đặc biệt là công tác quản lý học viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện Quyết định 80 và Quyết định 685 của Giám đốc HVCT - HCQGHCM. Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, nhiều biện pháp quản lý học viên đã được áp dụng song chưa có hệ thống cũng như sự gắn kết cần thiết để tạo hiệu quả cao trong công tác đào tạo chung của nhà trường. Từ thực trạng trên về công tác quản lý học viên ở Học viện Chính Trị Khu Vực I trong những

năm qua chúng ta có thể thấy được rằng cần phải có những biện pháp quản lý học viên được xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể với tình hình nhiệm vụ cụ thể của Học viện hiện nay và cho từng hệ đào tạo tập trung hay tại chức. Sau đây tác giả luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý cụ thể sau:

3.2. Các biện pháp quản lý học viên.

3.2.1. Biện pháp bổ xung hoàn thiện quy chế học viên.

Qui chế là cơ sở pháp lý để quản lý đào tạo, quản lý học viên. Đây dược coi là giải pháp trước tiên có tính chất là cơ sở quyết định đến tiến trình của công tác quản lý đào tạo, quản lý học viên ở Học viện.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ X của Đảng đã chỉ rõ “Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng trong Đảng, trước hết cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt các cấp; đổi mới nội dung, phương pháp học tập và giảng dạy trong hệ thống các trường chính trị, nâng cao tính thiết thực và hiệu quả của chương trình”.

Qua 5 năm thực hiện các qui chế ban hành kèm theo QĐ số 110/H VCTQGHCM (nay là HVCT-HCQGHCM) ngày 28/8/2002 (dùng cho hệ đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân) và Quyết định 80 ngày 19/2/2004 về việc Ban hành qui định tạm thời một số nội dung trong công tác quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học và qua các đợt tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ đào tạo đã có nhiều ý kiến bổ sung cho việc hoàn thiện các bản qui chế, gần đây đã sửa chữa, bổ sung thêm một số nội dung cụ thể phát huy tính tích cực trong học tập, rèn luyện của học viên, tăng thêm cơ sở pháp lý trong công tác quản lý của giáo viên chủ nhiệm lớp.

Mục tiêu của biện pháp này là nhằm xây dựng được qui chế quản lý đào tạo, quản lý học viên vừa đảm bảo tính pháp lý theo Luật giáo dục vừa có tính phù hợp vói đối tượng học viên, với đặc điểm công tác đào tạo, bồi dưỡng ở hệ thống HVCT - HCQGHCM và mang tính hiệu quả cao.

+ Những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện:

* Hoàn thiện qui chế thi học phần, thi tốt nghiệp, viết và bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Trong quy chế này nên thống nhất điều kiện thi giữa qui chế hiện hành và

thông báo ngày 15/2/2006 của Giám đốc Học viện. Ví dụ như trong Qui chế qui định học viên vắng mặt trên lớp từ 20% thời gian của môn học trở lên thì phải học bù trong khi Thông báo lại qui định từ 10% trở lên. Hay những vấn đề khác như là hình thức thi, tổ chức thi học phần; thi tốt nghiệp, qui định 20% viết luận văn .v.v.. ..còn nhiếu vấn đề chưa thống nhất, chưa phù hợp.

* Hoàn thiện qui chế học viên: Cần chú trọng đến việc nâng cao tính tự giác, tự quản của học viên trên cơ sở bổ sung qui định.

* Hoàn thiện qui chế chủ nhiệm lớp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn, chế độ chính sách, số lượng lớp tối đa, tối thiểu được quản lý.

+ Các bước tiến hành:

Trung tâm HVCT - HCQGHCM (Vụ Quản lý đào tạo là cơ quan tham mưu) cần sớm ban hành qui chế mới. Để đảm bảo tính pháp lý, phù hợp, hiệu quả và khả thi khi tổ chức thực hiện. Trong quá trình xây dựng Qui chế cần tham khảo các Học Viện khu vực, các khoa, các chuyên gia am hiểu vẻ lĩnh vực này tránh áp đặt, chủ quan.

Trước mắt khi chưa có Qui chế mới, các Học viện khu vực nên tiến hành nghiên cứu, rà soát và đối chiếu với thực tiễn giữa Qui chế cũ đang hiện hành với yêu cầu trong các quyết định 80, 685 để xây dựng một số thống nhất tạm thời trong quá trình thực hiện như HVCTKVI đã làm.

+ Điều kiện thực hiện giải pháp:

* Để thực hiện giải pháp cần có sự quyết tâm của Ban Giám đốc, có sự thống nhất trong nhận thức và trong chỉ đạo giữa trung tâm Học viện với các Học viện khu vực.

* Phải tranh thủ sự tham gia, góp ý của nhiều đơn vị, cá nhân có trách nhiệm và có trình độ, hiểu biết về lĩnh vực này.

* Cần chuẩn bị đủ vế mặt kinh phí để xây dựng qui chế. Thực tiễn cho thấy trong những năm qua việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện qui chế đào tạo, qui chế quản lý học viên vẫn chủ yếu do Trung tâm Học viện quyết định, thiếu sự tham gia, góp ý ngay từ đầu của các Học viện khu vực. Đây là cách làm cũ, không phù hợp. Khi xây dựng qui chế cần phải có những điểm qui định riêng cho các Học

viện chính trị khu vực vì mục tiêu, đối tượng đào tạo có khác ở Trung tâm Học viện.

3.2.2. Biện pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở HVCTKVI.

Việc tổ chức quản lý đào tạo và quản lý học viên là trách nhiệm của tất cả các đơn vị khoa, phòng trong Học viện trong đó chủ nhiệm lớp có vai trò trực tiếp. Vị trí vai trò chức năng của chủ nhiệm lớp được qui định cụ thể trong qui chế chủ nhiệm lớp.

Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ban quản lý đào tạo nhằm kết hợp thực hiện cả hai chức năng công tác quản lý đào tạo và quản lý học viên.

Thực hiện qui chế chủ nhiệm lớp, trong những năm qua đội ngũ chủ nhiệm lớp của Học viện Chính trị Khu vực I đã thực hiện tốt chức năng của mình thông qua việc quản lý tốt học viên các lớp cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung và tại chức. Hiện tại Ban quản lý đào tạo có 20 cán bộ và giáo viên chủ nhiệm trong đó có 3 đồng chí là lãnh đạo Ban, 8 đồng chí là chuyên viên, 9 đồng chí còn lại là giáo viên chủ nhiộm lớp. Mỗi giáo viên chủ nhiêm được phân công chủ nhiệm 01 lớp tập trung và 02 hoặc 03 lớp tại chức.

Các giáo viên chủ nhiệm đều là đảng viên có tuổi đời trên 35 tuổi, tất cả đều có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành, chỉ có 01 đồng chí có trình độ cử nhân song do có nhiều năm kinh nghiêm trong công tác nên vẫn được giao chủ nhiệm lớp E (lớp dành cho học viên là cán bộ dân tộc ít người ở các huyện vùng sâu thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc).

Có thể nói về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm hiện nay về cơ bản là đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả công tác quản lý học viên, lãnh đạo Ban QLĐT. Ban Giám đốc cần chú ý giải quyết một số vấn đề sau đây:

- Tính toán để hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đào tạo, quản lý học viên, cho tinh giản, phù hợp.

- Cũng nên có quy hoạch đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trên cơ sở tiêu chuẩn đặt ra trong Qui chế và sự bổ sung thêm tiêu chuẩn cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện của HVCTKVI hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đánh giá lại thực trạng đội ngũ, hiệu quả quản lý của giáo viên chủ nhiệm để từ đó có định hướng về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.v.v...

- Nên tổ chức hoặc cử giáo viên chủ nhiệm lớp tham dự các lớp bồi dưỡng về quản lý đào tạo, quản lý học viên, quản lý giáo dục.

- Sửa đổi, hoàn thiện qui chế về chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, nhất là cơ chế phối hợp quản lý học viên với các khoa, giáo viên phụ trách của khoa.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách để tạo động lực tích cực cho giáo viên chủ nhiệm lớp.

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý học viên của người giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở học viện chính trị khu vực i (Trang 54 - 58)