Biện pháp quản lý hoạt động

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý học viên của người giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở học viện chính trị khu vực i (Trang 63 - 66)

ngoại khoá 62% 21% 17% 7 70% 19% 11% 6

Dựa vào kết quả của bảng trên ta thấy + Về mức độ cần thiết của các biện pháp.

Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp mà tác giả đề tài đưa ra có 75% số người được hỏi cho rằng việc đưa biện pháp B ổ xung hoàn thiện các qui ch ế quản lý học viên, qui chế đào tạo là rất cần thiết, 20% số người được hỏi cho rằng là cần thiết nhưng không phải là rất cần và chỉ có 5% số người được hỏi cho rằng là không cần thiết phải áp dụng biện pháp trên.

Khi được hỏi về mức độ cần thiết của biện pháp: Tăng cường công tác giáo dục nhận thức, nâng cao khả năng tự quản cho học viên có 82% số người được hỏi cho rằng việc áp dụng biện pháp trên vào công tác quản lý học viên là rất cần thiết, có 11 % số người được hỏi cho rằng đây cũng là biện pháp cần thiết trong công tác quản lý học viên chỉ có 7% trong số này cho rằng là không cần thiết.

Có 78% số người được hỏi cho là rất cần thiết, 9% cho rằng biện pháp mà tác giả đưa ra chỉ ở mức độ cần thiết và 14% cho rằng không cần thiết đó là những số liệu về biện pháp Đổi mới phương pháp quản lý sĩ số và hoạt động học tập trên lớp và tự học của học viên.

Khi đề cập về biện pháp Nâng cao tính Đảng của người học viên có 79% số người được hỏi cho rằng việc áp dụng biện pháp trên vào công tác quản lý học viên là rất cần thiết. Có 13% số người được hỏi cho rằng đây là biện pháp cần thiết trong quản lý học viên, chỉ có 8% số người được hỏi cho rằng không cần thiết số này hầu hết là học viên.

Còn với biện pháp Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong công tác quản lý học viên thì kết quả thu được cho thấy chỉ có 67% số người được hỏi cho rằng đưa biện pháp này vào áp dụng trong công tác quản lý học viên là rất cần thiết, 17% cho rằng biện pháp trên chỉ dừng lại ở mức độ cần thiết, và 16% còn lại cho rằng là không cần thiết.

Khi hỏi về mức độ cần thiết của biện pháp Nđttg cao, hoàn thiện chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có 81% số người được hỏi cho rằng đây là biện pháp rất cần thiết trong công tác quản lý học viên, có 10% số người được hỏi cho rằng là cần thiết và 9% cho rằng không cần thiết.

Biện pháp cuối cùng mà tác giả đưa ra là biện pháp Biện pháp quản lý các hoạt động ngoại khoá và cũng là biện pháp mà số người được hỏi cho rằng đây là biện pháp rất cần thiết ở mức độ thấp nhất là 62%, số người cho rằng biện pháp này chỉ mang tính cần thiết là 21% và 17% số người còn lại cho rằng là không cần thiết.

Với 84% số người được hỏi về biện pháp thứ nhất cho rằng đây là một biện pháp rất khả thi khi đưa vào áp dụng trong công tác quản lý học viên, 9% cho rằng đây là biện pháp có tính khả thi nhưng không cao và 7% số còn lại cho rằng là không khả thi kết quả trên cho thấy biện pháp thứ nhất có nhiều khả năng được hiện thực hoá.

Đánh giá về tính khả thi của biện pháp thứ hai thì có 78% số người được hỏi cho rằng đây là biện pháp có tính khả thi cao, 14% số người được hỏi cho rằng có khả thi nhưng không cao và 8% số người còn lại cho rằng là không khả thi.

Biện pháp thứ ba cho tác giả số liệu thực tế như sau; 64% cho rằng rất khả thi, 24% cho rằng có khả thi những không cao, 12% cho rằng là không khả thi khi đưa vào áp dụng trong công tác quản lý học viên.

73% số người đánh giá là rất khả thi, 18% cho rằng có tính khả thi nhưng không thực sự cao và 9% cho rằng là không khả thi đó là những số liệu về mức độ khả thi của biện pháp thứ tư mà tác giả đã đưa ra.

Được hỏi về tính khả thi của biện pháp thứ năm có 76% số người được hỏi cho rằng là rất khả thi, 14% cho rằng có khả thi nhưng không cao và 10% số người được hỏi cho rằng không khả thi.

Biện pháp thứ sáu không chỉ được đánh giá là biện pháp có mức độ cần thiết cao mà tính khả thi cũng được đánh giá cao với 83% số người được hỏi cho rằng là rất khả thi, 6% cho rằng có khả thi nhưng không đánh giá cao và 11% cho rằng tính khả thi của biện pháp trên không có khi áp dụng vào công tác quản lý học viên của người giáo viên chủ nhiệm.

Có 70% số người được hỏi cho rằng tính khả thi của biện pháp thứ bảy là rất cao, 19% số người được hỏi cho là có khả thi nhưng không thực sự cao và 11% còn lại cho rằng tính khả thi của biện pháp này là không có.

+ Về thứ bậc của các biện pháp - Về mức độ cần thiết:

Biện pháp có thứ bậc cao nhất đó chính là biện pháp Tăng cường công tác giáo dục nhận thức, nâng cao khả năng tự quản cho học viên. Tiếp theo là biện

pháp Nâng cao, hoàn thiện chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Biện pháp có thứ bậc cao thứ ba là biện pháp Nâng cao tính Đảng của người học viên. Các biện pháp có thứ bậc tiếp theo là Đổi mới phương pháp quản lý s ĩ số và hoạt động học tập trên lớp và tự học của học viên, thứ bậc năm là biện pháp Bổ xung hoàn thiện các qui chế quản lý học viên, quản lý đào tạo, biện pháp tiếp theo là Hoàn thiện cơ ch ế phối hợp trong công tác quản lý học viên có thứ bậc sáu. Biện pháp có thứ bậc thấp nhất đồng thời cũng là biện pháp cuối cùng đó là biện pháp quản lý các hoạt động ngoại khoá.

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý học viên của người giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở học viện chính trị khu vực i (Trang 63 - 66)