Nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu Giáo trình Chế biến thực phẩm đại cương (Trang 75 - 76)

- Tử diệp Phô

Nguồn nguyên liệu

Một số loài cá ở biển

• Cá thu vạch (Scomberomorus commersoni) : là loại cá quý, thời vụ đánh bắt vào khoảng từ tháng 2 ÷ 6 và từ tháng 9 ÷ 12. Cá thu phân bố nhiều ở vùng biển Trung bộ và bắc Nam bộ, ở các vùng biển khác sản lượng không cao. Cá thu thường có chiều dài khai thác khoảng 400 ÷ 600mm với trọng lượng 500 ÷ 1500g. Cá thu thường được dùng để ăn tươi, chế biến lạnh đông, đồ hộp và nhiều mặt hàng khác.

• Cá mòi cờ (Clupanodon punctata) : thường tập trung ở ven bờ biển, các cửa sông và trong sông ngòi. Vụ đánh bắt ở ven biển và cửa sông từ tháng 10 ÷ 4 năm sau và từ tháng 3 ÷ 9 cá mòi tập trung vào sông. Cá mòi có nhiều mỡ, thịt thơm nhưng có nhiều xương dăm. Chiều dài khai thác từ 160 ÷ 230mm và có trọng lượng tối đa khoảng 340g, cá được dùng làm đồ hộp, ăn tươi, làm mắm, …

• Cá ngừ bò (Thunnidae tonggol) : là loại cá kinh tế thuộc loài cá nổi đại dương, có sản lượng lớn là loại cá nhiệt đới điển hình chúng đi lại nhiều và xa nên sản lượng và mùa vụ không ổn định, thường mùa vụ vào khoảng tháng 4 ÷ 9, hàng năm có thể xuất hiện sớm hay muộn một ít tùy theo thời tiết. Cá ngừ phân bố khắp nơi nhưng có nhiều ở vùng biển phía nam, chiều dài khai thác từ 450 ÷ 650mm, có trọng lượng tối đa khoảng 5600g. Cá ngừ dùng để ăn tươi, đóng hộp, xông khói, đông lạnh, …

• Cá nục sồ (Decapterus maruadsi) : có thân tròn hình bầu dục dài hơi dẹp, phân bố nhiều nơi nhưng tập trung ở vùng biển Trung bộ. Cá nục nhỏ và vừa sống ở vùng gần bờ còn loại lớn thì sống ở ngoài khơi, có hai mùa vụ khai thác chính là từ tháng 5 ÷ 9 và từ tháng 11 ÷ 3 năm sau. Cá nục có nhiều thịt và tổ chức cơ thịt khá vững chắc, cá có chiều dài khai thác từ 110 ÷ 190mm có trọng lượng tối đa khoảng 250g. Cá nục dùng để ăn tươi, làm nước mắm, phơi khô, đóng hộp và chế biến thức ăn gia vị.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chế biến thực phẩm đại cương (Trang 75 - 76)