- Tử diệp Phô
Cây mí a( Saccharu m)
1.Đặc điểm thực vật học cây mía
- Rể mía: rể mía thuộc loại rể chùm, mía có 2 loại rễ chính là rễ hom và rễ cây. - Thân mía: thân mía có thể đạt tới độ cao từ 2 ÷ 5m với đường kính từ 2 ÷ 4cm. Thân mía gồm nhiều đốt và lóng.
• Lóng: lóng mía có hình dạng khác nhau tùy theo giống.
Hình 4.1: Hình dạng lóng mía 1. Hình ống 2. Hình trống 3. Hình thót bụng 4. Hình chóp cụt 5. Hình chóp cụt ngược 6. Hình cong
• Đốt: đốt gồm đai sinh trưởng, đai rễ, nốt rễ, sẹo lá và mầm. Giải phẫu thân mía từ ngoài vào trong gồm: biểu bì, ngoại bì, mô cơ bản (tế bào vách mỏng), bó mạch dẫn. Mô cơ bản gồm những tế bào vách mỏng nằm phía trong lớp ngoại bì và xen kẻ với các bó mạch dẫn.
- Lá mía: có dạng hình kim, mỗi đốt mang một lá. Lá gồm bẹ, phiến và gối lá. Số lá thay đổi tùy giống, trong thời kỳ vươn cao mạnh cây mía có khoảng 10 lá xanh.
- Hoa và hạt mía: Hoa mía còn gọi là bông cờ, phân nhánh nhiều. Bông cờ mang 8.000 ÷ 15.000 hoa. Hạt mía thuộc quả dỉnh, trông như chiếc vẩy khô hình thoi, nhẵn, rất bé.
Hình 4.2: Cấu tạo thân mía
Hình 4.3: Một bó mạch dẫn
2.Thu hoạch
Thời kỳ thu hoạch mía bắt đầu từ trung tuần tháng 10 và kết thúc chậm nhất vào tháng 4 (Phía Bắc); từ trung tuần tháng 11 và kết thúc chậm nhất vào tháng 6 (Phía Nam).
Cần thu hoạch khi mía có tỷ lệ đường đạt yêu cầu chế biến. Xác định hàm lượng đường bằng brix kế ( lượng đường phần ngọn bằng phần gốc: brix ngọn/brix gốc = 1).
Thu hoạch xong cần vận chuyển ngay về nhà máy đường để ép, chậm nhất là 24 giờ, càng để lâu tỷ lệ đường càng giảm.