- Tử diệp Phô
6. Quả dừ a( Cocos nucifera L.)
Quả dừa có đường kính khoảng 300mm, khối lượng quả chiếm từ 1,5 ÷
2,0kg.Trong vỏ dày cấu tạo bằng lớp sợi là sọ. Trong sọ có bao một lớp cơm là mô chứa dầu. Một quả dừa có thể thu được 230 ÷ 250 gam cơm dừa khô. Bảng 3.13: Thành phần hóa học của cùi dừa khô (tính theo % chất khô)
Loại
% Chất khô
Lipid Protein Cellulose Tro
Cơm dừa 62 ÷ 74 7,80 ÷ 8,20 5,80 ÷ 6,10 2,40 ÷ 3,70
(Chế biến hạt dầu) Acid béo chủ yếu có trong dầu dừa:
• Lauric: 44 ÷ 52%
• Miristic: 13 ÷ 19%
• Palmitic: 7,5 ÷ 10,5%
Hàm lượng acid béo không no trong dầu dừa rất ít.
* Bảo quản: sau khi thu hoạch, trái khô nên tồn trữ một thời gian ngắn nơi khô ráo, cách mặt đất. Tồn trữ trong một thời gian ngắn có nhiều lợi điểm:
• Dừa chín đều sau dễ bốc vỏ (xơ)
• Gáo dừa sạch và cứng hơn nên đốt rất tốt.
• Ẩm độ cơm dừa giảm, trọng lượng cơm gia tăng.
• Phẩm chất cơm dừa tốt hơn khi không tồn trữ.
Hình 3.5: Cây mè V6
Mè có 2 lọai: mè đen (có thời gian sinh trưởng dài, cây cao từ 2 ÷ 3m) và mè trắng (có thời gian sinh trưởng ngắn hơn mè đen, cây cao từ 0,6 ÷ 1,2m). Cả hai lọai đều có giá trị dinh dưỡng cao, trong hạt mè có chứa:
• Dầu : 45 ÷ 55%
• Protein: 19 ÷ 20%
• Đường: 8 ÷ 11%
• Nước: 5%
• Khoáng: 4 ÷ 6%
Thành phần acid hữu cơ chủ yếu của dầu mè là 2 loại acid béo chưa no sau:
• Acid Oleic (C18H34O2): 45,30 ÷ 49,40%
• Acid Linoleic (C18H32O2):37,70 ÷ 41,20%
Ngoài ra trong dầu mè còn chứa các thành phần như sesamol, sesamolin, sesamin. Nếu so sánh hàm lượng acid amin có trong bột mè và trong thịt, ta thấy các acid amin có trong bột mè gần tương đương với acid amin có trong thịt