- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn.
2. Vận dụng phán đoán vào đặt CH.
Trong DH vật lý, nhiều lần GV cần đưa HS đến tình huống phán đoán bằng cách hỏi. Khi đặt CH người GV cần chuẩn bị cho HS đầy đủ tư thế để trả lời, bởi vì phán đoán là một hình thức của tư duy. HS có tư duy được hay không khi có đủ các khái niệm để có thể khẳng định hay phủ định sự tồn tại của đối tượng, sự có hay không có một thuộc tính nào đó về đối tượng, hay nhận định về mối quan hệ giữa các đối tượng. Từ đó, GV có thể vận dụng lôgic học về phán đoán để đặt CH.
P10
Ví dụ CH cần HS phán đoán: Nhiệt độ sôi của mọi chất lỏng thế nào?
Nhiệt độ nóng chảy của một số chất lỏng như rượu, thủy ngân có tính chất gì? - Cấu trúc của phán đoán
Một phán đoán đầy đủ gồm 3 thành phần: Chủ ngữ, vị ngữ và liên từ lôgic. Chủ ngữ là một từ hay một cụm từ biểu thị khái niệm cần suy nghĩ đến nó. Vị ngữ cũng là một từ hay cụm từ biểu thị dấu hiệu hay quan hệ của đối tượng. Như vậy, vị ngữ thể hiện nội dung cần tư duy. Liên từ lôgic dùng để liên kết chủ ngữ và vị ngữ. Phán đoán phản ánh mối liên hệ giữa đối tượng của tư duy (chủ ngữ) và tính chất nào đó hay quan hệ nào đó giữa các đối tượng. Liên từ xác nhận có hay không có tính chất, dấu hiệu, quan hệ nào đó của chủ ngữ.
Các liên từ lôgic có thể là “có”, “không”, “là”, “không là” (đối với các phán đoán đơn). Hoặc “nếu…thì”, “vì…cho nên”…; (đối với các phán đoán phức). Khi đặt CH cần chú ý điều này để được một CH đúng mục tiêu.
Ví dụ: Chất rắn này là chất gì? Chủ ngữ liên từ lôgic vị ngữ
Trường hợp phán đoán có điều kiện, dùng liên từ lôgic “nếu…thì” có cách đặt CH là: Nếu nung nóng vật rắn thì nó có đặc tính gì?
Như CH trên thì câu trả lời sẽ là chất rắn này là (băng phiến) và nếu nung nóng vật rắn thì nó có đặc tính là (nóng chảy). Vị ngữ là mục tiêu của câu hỏi đòi HS phán đoán.
- Phán đoán liên kết (phán đoán hợp) tạo thành từ các phán đoán đơn nhờ phép hội hay liên từ lôgic “và”. GV cần đặt CH hỏi loại này khi một đối tượng mang nhiều đặc điểm cùng tính chất không thể bỏ sót yếu tố nào.
Ví dụ: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. CH có thể đặt là: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Phán đoán phân liệt (phép tuyển) là phán đoán phức tạo thành từ các phán đoán đơn nhờ phép tuyển, loại phán đoán này dùng liên từ “hoặc”. Có hai cấp độ khác nhau là tuyển chặt (tuyệt đối) và tuyển không chặt (tương đối).
Ví dụ: Thanh sắt nở ra ở hoặc nóng chảy ở nhiệt độ 1000C. (tuyển chặt) P11
CH có thể đặt là: Ở nhiệt độ 1000C thanh sắt sẽ ở trạng thái gì?