Dạy học theo dự án

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy học sinh trong dạy học chương nhiệt học vật lý THCS luận văn thạc sỹ (Trang 107 - 109)

- Câu hỏi với hư từ Loại câu hỏi này thường được dùng trong văn nói với đường

4. Dạy học theo dự án

* Mục tiêu:

- Nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS dưới hình thức hoạt động cá nhân hay hoạt động nhóm, tập thể ngoài tiết học. HS được nhận một nhiệm vụ tìm ra một giải pháp, tạo ra một sản phẩm có tính khả thi để đáp ứng một yêu cầu thực tế.

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức một cách sáng tạo vào cuộc sống qua việc huy động kiến thức đã học, kinh nghiệm sống để hình thành kỹ năng hoạt động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống.

- Phát huy tư duy sáng tạo, hình thành thái độ học tập suốt đời ở HS. Dạy học theo dự án còn có tác dụng củng cố kiến thức, tập dượt đối mặt với thử thách, chuẩn bị tư thế cho HS đi vào lao động sản xuất.

* Vấn đề (câu hỏi)

- CH của GV đóng vai trò quan trọng là định hướng cho hoạt động của HS. GV nhận biết những vấn đề trong đời sống lao động sản xuất, năng lực của HS, từ đó đặt ra hệ thống CH để kích thích HS suy nghĩ tìm ra giải pháp phù hợp.

- CH của GV đưa ra cho HS không quá khó đối với HS, các CH đặt ra có tính liên thông giữa kiến thức của HS với thực tiễn, có tính khái quát, tính mở để cho có cơ hội HS sáng tạo.

- CH của GV hỗ trợ cho HS giúp họ vượt qua khó khăn, bám sát mục tiêu đặt ra. * Định hướng hệ thống CH

- CH có tính khái quát, tính mở: Các CH này có thể dùng cụm từ “giải pháp nào để…?”, “…có thể thay bằng phương pháp gì?”, “…cần làm gì?”, “phải có điều kiện gì ?”, “hãy nghĩ ra cách…”, “…có thể…bằng những cách nào?”

P33

Ví dụ: Một ống bêtông nặng bị lăn xuống mương. Có thể đưa ống lên bằng những cách nào và dùng những dụng cụ nào để cho đỡ vất vả.

Hãy nghĩ ra cách làm cho quả cầu ở hình vẽ, dù đang nóng vẫn có thể lọt qua vòng kim loại. Hãy làm thí nghiệm kiểm chứng.

Để quần áo ướt mau khô cần làm gì?

- CH bám sát mục tiêu: Các CH này có thể dùng cụm từ “phải có…?”, “…như thế nào…?”, “…mà không…?”, “liệu làm như vậy…không?”

Ví dụ: Phải có điều kiện gì thì quả bóng bàn bị móp, được nhúng vào nước nóng mới có thể phồng lên?

Một số người quyết định dùng ròng rọc để nâng vật nặng lên. Liệu làm như thế có dễ dàng hơn hay không?”

* Tổ chức quá trình DH

- Xác định mục tiêu học tập, chọn đề tài. - Lập kế hoạch thực hiện dự án.

- Thực hiện dự án.

- Kiểm tra, điều chỉnh dự án. - Đánh giá kết quả thực hiện.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy học sinh trong dạy học chương nhiệt học vật lý THCS luận văn thạc sỹ (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w