Dạy học dựa trên cơ sở vấn đề.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy học sinh trong dạy học chương nhiệt học vật lý THCS luận văn thạc sỹ (Trang 105 - 107)

- Câu hỏi với hư từ Loại câu hỏi này thường được dùng trong văn nói với đường

3. Dạy học dựa trên cơ sở vấn đề.

* Mục tiêu:

- Tích cực hóa hoạt động của HS trong hoạt động dạy – học. Kiến thức, kỹ năng của HS được cung cấp một cách bền vững, sâu sắc, mà còn giúp các em học tập có

phương pháp, có kỹ năng, có thói quen nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo khi HS tự chiếm lĩnh dưới sự hướng dẫn của GV.

* Vấn đề (câu hỏi):

Hoạt động nhận thức còn gọi là hoạt động tư duy chỉ diễn ra khi con người đứng trước một vấn đề. Vấn đề được đề cập là những mâu thuẩn nảy sinh trong hoạt động sống, học tập của mỗi chủ thể hoạt động. Vấn đề xuất hiện dưới dạng CH hay bài toán cần giải quyết để thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Câu hỏi chỉ trở thành có vấn đề trong học tập khi được HS tiếp nhận, chú ý, ghi nhớ bởi tính kích thích óc tò mò, lòng ham hiểu biết, hấp dẫn, thỏa mãn nhu cầu cá nhân…Câu hỏi có vấn đề phải là câu hỏi đảm bảo vừa sức với HS vì câu hỏi được chính HS giải quyết mới tạo hứng thú học tập.

* Hệ thống câu hỏi có vấn đề cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

- Phải gắn chặt với mục đích và nội dung bài học chứa các khái niệm, tính chất, nguyên lý, quy tắc, quy luật, định luật…, bản chất, cấu trúc, cách hình thành, vận dụng, ý nghĩa trong lý luận và thực tiễn.

P31

- Dựa vào thế mạnh bộ môn vật lý là thí nghiệm thực hành, thí nghiệm biểu diễn, hiện tượng tự nhiên, sản xuất gần gũi với HS.

- Linh hoạt với từng đối tượng HS, không dùng CH dễ với HS giỏi và ngược lại. * Xây dựng CH có vấn đề

- Phân tích kỹ nội dung bài học sẽ tìm ra nguồn đặt CH, vì bất cứ kiến thức nào cũng có giới hạn đúng của nó, khi đưa ra ngoài giới hạn đúng thì nghịch lý sẽ nảy sinh trong nhận thức của HS; bài học còn mang tính thời gian, tính lịch sử…, dựa vào tính chất này đôi khi ta có cơ hội đặt ra CH hay. CH được đặt ra khi có mâu thuẩn, do đó hai vế của mâu thuẩn đều nằm trong thành phần cấu trúc của một hệ thống. Nếu hai vế của mâu thuẩn nằm trong hai hệ thống biệt lập thì mâu thuẩn sẽ không bao giờ phát sinh.

Ví dụ: Ở trên núi cao người ta không thể luộc chín trứng trong nước sôi. Tại sao? - CH có vấn đề mang tính đặc thù bộ môn, phải đảm bảo khoa học, thẩm mỹ, đạo đức…, do vậy ta nên lưu ý lựa chọn cách đặt CH.

Ví dụ: Bài “Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt”, dùng CH: “Điều gì sẽ xảy ra khi hơ nóng hai tấm kim loại khác nhau tán chặt với nhau?” Cho HS thảo luận, xem TN với băng kép, GV đi đến CH “Tại sao có điều kỳ lạ vậy?”

- CH được lựa chọn sao cho vừa sức, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, HS có thể giải quyết được.

Ví dụ: HS lớp 6 thích tranh vẽ; dùng tranh vẽ, hình ảnh nhận được về sự nở vì nhiệt để đặt CH: “Em đã gặp cảnh như vậy chưa? Tại sao xảy ra hiện tượng như vậy?”

* Tổ chức quá trình dạy học: - Tạo tình huống có vấn đề

Trong quá trình dạy học GV thường dùng nhiều phương pháp như: Kể chuyện, đàm thoại gợi mở, trực quan…, nhưng tình huống có vấn đề của bài giảng được thể hiện việc mở đầu bài học để kích thích tính tích cực của HS, trong khi giảng bài GV thường đặt CH để định hướng sự chú ý, khuyến khích tinh thần của HS, chưa hẳn đòi hỏi HS trả lời đúng ngay vấn đề.

- Tìm tòi từng phần (ơristic)

P32

GV tổ chức cho HS giải quyết một bộ phận nào đó của vấn đề nghiên cứu cũng là rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu cho HS. GV có thể tổ chức cho HS tìm tòi bằng nhiều cách như: chia vấn đề lớn thành nhiều vấn đề nhỏ, rồi giao mỗi vấn đề cho từng HS theo năng lực của họ, sau đó tổng hợp các vấn đề lại với nhau. Xây dựng hệ thống CH, bài tập để từng bước HS giải quyết dần dần đến khi giải quyết toàn bộ vấn đề. [12].

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy học sinh trong dạy học chương nhiệt học vật lý THCS luận văn thạc sỹ (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w