Chương 1, tác giả đã hệ thống những cơ sở lý luận khái niệm về CH, vận dụng lý thuyết về CH, phân tích vai trò của CH trong DH, một số chiến lược DH dựa trên CH, vị trí của CH trong định hướng tư duy của HS trong DH, quy trình sử dụng CH, thực trạng sử dụng CH trong DH.
Tác giả cũng đã tìm hiểu tư tưởng dạy học phát triển qua dạy học vật lý ở trường phổ thông là một trong những tư tưởng quan trọng: hoạt động dạy học hướng vào người học hay còn gọi dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Một trong 4 nhiệm vụ dạy học vật lý (giáo dưỡng, phát triển trí tuệ, giáo dục kỹ thuật tổng hợp, giáo dục) đó là nhiệm vụ phát triển trí tuệ của học sinh. Nó có một vị trí vô cùng quan trọng trong thời đại ngày nay.
Đỉnh cao của sự phát triển trí tuệ đó chính là tư duy sáng tạo, năng lực sáng tạo của học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước.
Đổi mới PPDH đối với bộ môn vật lý ở trường phổ thông hiện nay thực chất chúng ta đang vận dụng tư tưởng dạy học phát triển để thực hiện tốt hơn 4 nhiệm vụ dạy học vật lý trong nhà trường. Có thể kể đến một số phương pháp dạy học tích cực như: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học bằng phương pháp thực nghiệm, dạy học theo phương pháp mô hình,… với tinh thần giảm tối đa hoạt động của GV (thông báo, giảng giải) tăng cường hoạt động tự lực, tích cực của HS. Chính với lẽ đó mà vai trò câu hỏi có chất lượng của GV có vị trí và ý nghĩa vô cùng to lớn.
Ai cũng sử dụng được CH, nhưng phải luyện tập có phương pháp mới mong đạt kết quả cao nhất.