V nước đường = nước muối = nước dừa
3. Rút ra kết luận
CH 5: Từ các thí nghiệm trên, rút ra kết luận gì về thể tích của chất lỏng khi nó nóng lên hay lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt thế nào?
Thể tích chất lỏng tăng lên khi nó nóng
lên, giảm đi khi nó lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
4. Vận dụng
CH 6: Hãy giải thích vì sao ban đầu nước đầy trong ấm không có việc gì, khi đun thì nước lại tràn ra ngoài?
CH 7: Giải thích vì sao chai nước ngọt nào cũng không chứa đầy?
CH 8: Trong thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Hai ống thủy tinh có lòng ống lớn nhỏ khác nhau cắm xuyên qua nút cao su đậy kín 2 bình thủy tinh đựng hai
Khi đun nước nở ra, thể tích nước tăng
nên nước tràn ra ngoài.
Vì thời tiết lúc nóng, lúc lạnh. Nếu chai nước ngọt chứa đầy lúc nóng nó sẽ nở ra và đẩy bật nắp chai ra ngoài.
Mức chất lỏng trong lòng ống nhỏ cao hơn mức chất lỏng trong lòng ống lớn. Vì thể tích nước nở ra như nhau, thể tích nước ở ống lớn có diện tích đáy lớn nên
chất lỏng pha màu giống nhau, đặt hai bình này vào chậu nước nóng. Hỏi mức chất lỏng trong 2 ống so với nhau như thế nào? Giải thích?
phải có chiều cao nhỏ và ngược lại thể tích nước ở ống nhỏ có diện tích đáy nhỏ phải có chiều cao lớn hơn.
Bài 20. Sự nở vì nhiệt của chất khí
Hệ thống câu hỏi định hướng tư duy Câu trả lời kỳ vọng
Mở bài
CH 1: Giải thích vì sao tuy ấm nước không đầy, nhưng khi đun nước nắp đậy ấm vẫn bật ra?
Để hiểu việc này chúng ta cùng nghiên cứu bài “Sự nở vì nhiệt của chất khí”.
HS tự do trình bày suy nghĩ của mình
1. Thí nghiệm
CH 2: Nhìn vào hình vẽ, nói lên hiểu biết của em về thí nghiệm nêu trong SGK?
Hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
CH 3: Đối với ống thủy tinh, ta có thể dùng ống có hình dạng nào khác được hay không?
Trình bày theo sự hiểu biết của học sinh.
Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
HS suy nghĩ để trả lời (có thể dùng ống thủy tinh uốn nằm ngang).
2. Trả lời câu hỏi
CH 4: Từ thí nghiệm nhận biết gì về giọt nước màu trong ống thủy tinh. Điều này chứng tỏ thể tích khí trong bình cầu thay đổi thế nào?
CH 5: Hãy dự đoán hiện tượng gì sẽ xảy ra khi ta thôi không áp tay vào bình cầu. Làm thí nghiệm và giải thích hiện tượng xảy ra đối với giọt nước pha màu.
Giọt nước màu di chuyển lên. Điều này chứng tỏ thể tích khí trong bình cầu tăng lên.
Dự đoán hiện tượng xảy ra. Làm thí nghiệm và giải thích hiện tượng xảy ra với giọt nước pha màu.
CH 6: Giọt nước pha màu di chuyển ra ngoài, chứng tỏ thể tích không khí trong bình cầu tăng lên khi nào?
CH 7: Giọt nước pha màu di chuyển vào trong, chứng tỏ thể tích không khí trong bình cầu giảm đi khi nào?
CH 8: Xem bảng 20.1.
Cho biết có những chất nào? Độ tăng thể tích của các chất nào giống nhau, khác nhau?
Sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau thế nào?
Hãy sắp xếp thứ tự sự nở vì nhiệt của chất khí, chất lỏng, chất rắn.
Thể tích không khí trong bình cầu tăng lên khi nóng lên.
Thể tích khí không khí trong bình cầu giảm đi khi lạnh đi.
Chất khí, chất lỏng, chất rắn.
Độ tăng thể tích của chất khí giống nhau, độ tăng thể tích của chất lỏng, chất rắn khác nhau.
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
3. Rút ra kết luận
CH 9: Thể tích chất khí trong bình thế nào khi nó nóng lên hay lạnh đi?
Chất gì nở vì nhiệt nhiều nhất, ít nhất?
Thể tích khí trong bình cầu tăng lên khi nó nóng lên, giảm đi khi nó lạnh đi. Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
4. Vận dụng
CH 10: Khi quả bóng bàn bị móp, muốn nó phồng lên ta có thể nhúng vào nước nóng. Các nhóm thảo luận xem cần có điều kiện gì để nó phồng lên?
Trong quả bóng phải có không khí, quả bóng bàn còn kín.
Bài 21. Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
Hệ thống câu hỏi định hướng tư duy Câu trả lời kỳ vọng Mở bài
CH 1: Trên cầu xi măng thường có
khe hở ngang mặt cầu. Vì sao phải làm vậy?
Muốn biết vì sao phải làm vậy, ta nghiên cứu bài “Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt”.
mình.
I. Lực xuất hiện trong sự co dãn vì
nhiệt