Mô tả thí nghiệm xác định sự phụ thuộc của nhiệt độ vào thời gian đun trong quá

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy học sinh trong dạy học chương nhiệt học vật lý THCS luận văn thạc sỹ (Trang 28 - 32)

trình làm nóng chảy băng phiến (hoặc một chất kết tinh dễ tìm gặp).

- Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đông đặc, sự bay hơi và ngưng tụ, sự sôi. Rút ra kết luận về đặc điểm của nhiệt độ trong mỗi quá trình này.

- Phác họa thí nghiệm kiểm tra giả thuyết chất lỏng lạnh đi khi bay hơi và các chất lỏng khác nhau bay hơi nhanh chậm khác nhau. Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ

thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi.

- Mô tả thí nghiệm chứng tỏ hơi nước ngưng tụ khi gặp lạnh.

- Phân biệt sự sôi và sự bay hơi của hơi nước: Sự bay hơi xảy ra trên bề mặt thoáng ở nhiệt độ bất kỳ, còn sự sôi là sự bay hơi trên mặt thoáng và trong lòng nước ở 1000C.

- Biết các chất lỏng khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau.

* Kỹ năng

- Trình bày cách tiến hành thí nghiệm. Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn và quá trình sôi nước.

- Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố.

- Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng ngưng tụ trong đời sống tự nhiên (sương, mù, mây, mưa, mưa đá, tuyết…) có liên quan.

* Tình cảm, thái độ

- Hiểu được nhiệt độ Trái đất tăng sẽ làm tan băng hai địa cực gây nên nước biển dâng cao. Vì vậy mọi người cần ý thức khi sử dụng lửa.

- Việt Nam ở trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa nên ảnh hưởng đến sản xuất, kim loại mau mòn, dịch bệnh dễ phát sinh, giao thông trở ngại.

2.1.2. Nội dung của chương “Nhiệt học” Vật lý 6

- Sự nở vì nhiệt trong tự nhiên, đời sống và kỹ thuật

- Các loại nhiệt kế thông dụng. Hai loại thang đo nhiệt độ (thang 0C và thang 0F) - Sự nóng chảy và sự đông đặc

- Sự bay hơi và sự ngưng tụ - Sự sôi

- Thực hành: Đo nhiệt độ - Ôn tập tổng kết chương - Kiểm tra

- Các kiến thức Vật lý 6 chỉ được đề cập chủ yếu ở mức độ định tính hoặc bán định lượng, rất ít công thức, phần nhiều dừng ở mức hình thành biểu tượng, đặc tính vật lý của sự vật hay tính quy luật của hiện tượng, chưa hình thành đầy đủ khái niệm vật lý, đại lượng vật lý, định luật vật lý. SGK Vật lý 6 không nhằm đưa ra những kiến thức và kỹ năng hoàn toàn mới mẻ và xa lạ với HS mà chủ yếu là nhằm chính xác hóa và phát triển các kiến thức và kỹ năng vốn có của HS về những nội dung cần được học tập. Đây là một biểu hiện của nguyên tắc “lấy HS làm trung tâm”. Ví dụ như:

Sự chuyển thể (nóng chảy, đông đặc, bay hơi, ngưng tụ, sự sôi): được nghiên cứu theo quan điểm hiện tượng luận, dừng lại ở việc tìm hiểu các đặc điểm định tính của các quá trình này mà không yêu cầu hình thành và tính toán nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra khi vật chuyển thể.

GV chú ý không đặt ra các yêu cầu vượt quá mục tiêu của mỗi bài và mỗi chương đã ghi rõ trong phần chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình và được trình bày trong SGK Vật lý 6. Mức độ định lượng và trừu tượng của phần Cơ và Nhiệt được tăng dần ở lớp 8.

- Con đường hình thành kiến thức: SGK cũ thiên về mô tả thí nghiệm rồi thông báo kết luận, SGK mới chủ yếu là con đường thực nghiệm, xuất phát từ kinh nghiệm cuộc sống của HS hoặc từ những quan sát thực tiễn, giảm nhẹ những suy luận phức tạp. Ví dụ như :

Nhiều kiến thức trong SGK được trình bày theo phương pháp thực nghiệm đặc biệt kỹ năng đề xuất dự đoán và đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra được thường xuyên chú ý rèn luyện, tạo thành thói quen cho HS. Ví dụ như yêu cầu HS dự đoán tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào, thiết kế phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán và tiến hành thí nghiệm khẳng định dự đoán. [2]

2.1.3. Cấu trúc của chương “Nhiệt học” Vật lý 6

Giáo viên nên nắm được cấu trúc của chương sẽ giúp ích cho việc định hướng giảng dạy một cách hợp lý. Sau đây là sơ đồ cấu trúc của chương “Nhiệt học” Vật lý 6:

Nhiệt học Sự nở vì nhiệt Nhiệt kế - Nhiệt giai. Sự chuyển thể Chất rắn Chất lỏng Chất khí nóng Sự chảy và sự đông đặc Sự bay hơi và sự ngưng tụ Sự sôi Thực hành đo nhiệt độ Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt

2.2. Thiết kế hệ thống câu hỏi định hướng tư duy trong các bài học chương “Nhiệt học” – Vật lý 6 – THCS học” – Vật lý 6 – THCS

Bài 19. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Hệ thống câu hỏi định hướng tư duy Câu trả lời kỳ vọng Mở bài

GV đặt một ca nước đầy trên giá.

CH 1: Phải làm gì để nước trong ca tự tràn ra ngoài?

GV: Sau khi học được bài mới chúng ta

sẽ có cách làm cho nước trong ca tự tràn ra ngoài. HS suy nghĩ trả lời. 1. Làm thí nghiệm CH 1: Quan sát hình vẽ, mô tả dụng cụ làm thí nghiệm và cách làm thí nghiệm. Yêu cầu gì trong thí nghiệm này?

Quan sát hình vẽ, mô tả dụng cụ và cách làm thí nghiệm. Yêu cầu quan sát hiện tượng xảy ra với mực chất nước trong ống thủy tinh.

2. Trả lời câu hỏi

CH 2: Mực nước trong ống thủy tinh như thế nào khi ta đặt bình cầu vào chậu nước nóng so với lúc ban đầu? Giải thích

Mực nước trong ống thủy tinh dâng lên cao hơn ban đầu. Khi ta đặt bình cầu vào chậu nước nóng, nước trong bình cầu

hiện tượng đó.

CH 3: Điều gì xảy ra với mực nước khi ta đặt bình cầu vào chậu nước lạnh?

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy học sinh trong dạy học chương nhiệt học vật lý THCS luận văn thạc sỹ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w