Vận dụng qui luật đồng nhất:

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy học sinh trong dạy học chương nhiệt học vật lý THCS luận văn thạc sỹ (Trang 83 - 84)

- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn.

1.Vận dụng qui luật đồng nhất:

Trong giới hạn của một quá trình tư duy, mỗi tư tưởng phải đồng nhất với chính nó, tức là mỗi tư tưởng (khái niệm, phán đoán) phải rõ ràng và ý nghĩa phải giữ nguyên trong suốt quá trình suy luận để rút ra kết luận.

Trong DH vật lý các khái niệm phải được định nghĩa rõ ràng về nội dung, không được mập mờ, nước đôi và phải đồng nhất trong suốt quá trình suy luận. Từ ngữ dùng trong CH của GV trong quá trình DH cũng phải chính xác, thống nhất, thích hợp với nhận thức, để tránh cho HS yếu kém khỏi bối rối.

P9

Ví dụ: Hiệu điện thế định mức của bóng đèn là bao nhiêu? Điện áp của nguồn điện là bao nhiêu?

Hai ống có tiết diện khác nhau, mực chất lỏng dâng lên trong ống nào cao hơn? Hai ống có lòng ống to, nhỏ khác nhau, mực chất lỏng dâng lên trong ống nào cao hơn?

Mỗi sự vật hiện tượng cần phải được phân biệt với sự vật, hiện tượng khác. Vật nào phải là vật ấy, mỗi vật thuộc một khái niệm xác định có nội dung (nội hàm) hoàn toàn xác định. Không được tùy tiện thay đổi nội dung khái niệm (đánh tráo khái niệm). Khi đặt CH, GV cần chú ý đối tượng của tư tưởng trong câu trả lời từ HS phải cùng một ngoại diên trong bản thân CH. HS thường mắc sai lầm ở chỗ câu trả lời không liên quan đến đối tượng được đề cập trong CH của GV. HS cũng thường tự tiện thu hẹp hoặc mở rộng ngoại diên của khái niệm do không có hiểu bản chất vấn đề.

Ví dụ: GV: Ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy xuất hiện các bọt khí ở đáy bình?

HS: Ở nhiệt độ nóng thì bắt đầu thấy xuất hiện các bọt khi ở đáy bình nước. HS không chú ý vào bảng ghi kết quả TN, nên chỉ trả lời theo kinh nghiện sống là nước nóng lên sẽ có bọt khí ở đáy bình. GV cần chú ý việc này để chỉnh đốn cách dùng từ cho HS, giúp họ hiểu là cần quan sát hiện tượng xuất hiện các bọt khí ở đáy bình, theo dõi nhiệt kế để biết số đo nhiệt độ, hướng họ vào đúng con đường nhận thức của PPDH mới là dựa vào thực nghiệm.

GV có thể thu hẹp ngoại diên để đặt CH, vì có thu hẹp ngoại diên CH trở thành câu hỏi đóng, hỏi đúng mục tiêu DH.

Ví dụ: Trong sự nở vì nhiệt. Sắt có tính chất gì?

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy học sinh trong dạy học chương nhiệt học vật lý THCS luận văn thạc sỹ (Trang 83 - 84)