Hệ thống câu hỏi định hướng tư duy của HS giải bài tập – câu hỏ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy học sinh trong dạy học chương nhiệt học vật lý THCS luận văn thạc sỹ (Trang 61 - 65)

- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn.

1. Phân tích kết quả thí nghiệm

2.4. Hệ thống câu hỏi định hướng tư duy của HS giải bài tập – câu hỏ

Theo hướng dẫn thực hiện chương trình vật lý 6 của Sở Giáo dục Đào tạo Đồng Tháp: mỗi tuần một tiết, chỉ có một tiết bài tập ở cuối năm. Do vậy, GV chỉ khuyến khích hay giao bài tập làm ở nhà cho HS và ít có cơ hội sửa chữa bài tập trên lớp. Sau đây là một số CH chuẩn bị bài ở nhà cho HS.

Bài 18. Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Câu 1: Hình có trong bài vẽ gì? Câu 2: Câu chuyện đầu bài nói gì?

Câu 3: Trong hình 18.1 làm thí nghiệm gì?

Câu 4: Dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong thí nghiệm ở hình 18.1. Vì sao xảy ra điều đó?

Câu 5: Chứng tỏ rằng các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Bài 19. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Câu 1: Bài học có mấy hình vẽ? Mô tả lại một hình trong số hình có trong bài đó. Câu 2: So sánh sự khác nhau về mực nước màu trong ống thủy tinh ở hình 19.1 và 19.2? Vì sao có sự khác nhau này?

Câu 3: So sánh sự khác nhau về mực rượu, dầu, nước trong các ống thủy tinh ở hình 19.3. Giải thích vì sao có sự khác nhau này.

Bài 20. Sự nở vì nhiệt của chất khí

Câu 1: Hình 20.1 và 20.2 vẽ cái gì?

Câu 2: So sánh sự khác nhau về độ cao giọt nước pha màu trong 2 ống thủy tinh ở hình 20.2. Giải thích sự khác nhau này.

Câu 3: Xem hình 20.2. Thể tích khí bình nào lớn hơn?

Câu 4: Xem bảng 20.1. Có những chất nào? Chất nào có thể tích tăng bằng nhau? Chất nào có thể tích tăng lớn nhất, nhỏ nhất?

Câu 1: So sánh sự khác nhau trong hình 21.1a và 21.2b. Câu 2: So sánh sự khác nhau trong hình 21.4a và 21.4b.

Câu 3: Dự đoán điều gì xảy ra khi đốt nóng thanh thép trong hình 21.1a?

Câu 4: Dự đoán điều gì xảy ra khi đốt nóng thanh thép và đồng trong hình 21.4?

Bài 22. Nhiệt kế - Nhiệt giai

Câu 1: Em học sinh trong hình 22.1 và 22.2 đang làm gì? Câu 2: Xem và đọc theo hình 22.3 và 22.4.

Câu 3: Biết rằng: 1 là nhiệt kế thủy ngân, 2 là nhiệt kế y tế, 3 là nhiệt kế dầu. Hãy điền GHĐ, ĐCNN, công dụng vào bảng 22.1.

Bài 23. Thực hành đo nhiệt độ

Câu 1: Đọc trước ở nhà xem mục I và II bài 23. Thực hành đo nhiệt độ cần làm gì? Câu 2: Chuẩn bị trước ở nhà:

Báo cáo thực hành đo nhiệt độ 1. Họ và tên…

2. Ghi lại :

a) Ghi từ C1 đến C5 và điền vào chỗ trống dựa theo hình 22.5 trang 69. b) Ghi từ C6 đến C9 và điền vào chỗ trống dựa theo hình 22.5 trang 69. 3. Các kết quả đo ghi theo mẫu báo cáo.

Vẽ đồ thị (GV hướng dẫn mẫu) :

Kẻ trước trục nhiệt độ và trục thời gian như hình 23.2 Trên trục nhiệt độ, chọn một ô li trên giấy tập cho 10C. Trên trục thời gian chọn một ô trên giấy tập cho 1 phút.

Khi làm báo cáo, chỉ ghi số nhiệt độ có được trên bảng theo dõi nhiệt độ của nước trên trục nhiệt độ và kẻ đoạn thẳng đứt nét qua điểm số ghi nhiệt độ. Trên trục thời gian, kẻ đường đứt nét qua điểm ghi mỗi phút. Tại chỗ giao nhau hai đường đứt nét chấm một điểm.

Bài 24. Sự nóng chảy và sự đông đặc

Câu 1: Mô tả dụng cụ thí nghiệm vẽ ở hình 24.1

Câu 2: Nhớ lại cách vẽ đồ thị bài thực hành. Dựa vào bảng 24.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian.

Câu 3: Trong khoảng thời gian nào băng phiến chưa nóng chảy? Nhiệt độ của băng phiến trong thời gian này như thế nào?

Câu 4: Trong khoảng thời gian nào băng phiến nóng chảy? Nhiệt độ của băng phiến trong thời gian này như thế nào?

Câu 5: Trong khoảng thời gian nào băng phiến nóng chảy hết? Nhiệt độ của băng phiến trong thời gian này như thế nào?

Bài 25. Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)

Câu 1: Nhớ lại cách vẽ đồ thị bài thực hành. Dựa vào bảng 25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian.

Câu 2: Trong khoảng thời gian nào băng phiến chưa đông đặc? Nhiệt độ của băng phiến trong thời gian này như thế nào?

Câu 3: Trong khoảng thời gian nào băng phiến đông đặc? Nhiệt độ của băng phiến trong thời gian này như thế nào?

Câu 4: Trong khoảng thời gian nào băng phiến đông đặc hết? Nhiệt độ của băng phiến trong thời gian này như thế nào?

Bài 26. Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Câu 1: Điều khác nhau trong các hình 26.1, 26.2a và 26.2b-c là gì?

Câu 2: Trong số các hình 26.2a và 26.2b-c đồ vật hình nào khô nhanh hơn? Giải thích vì sao nó khô nhanh hơn?

Câu 3: Nước trong các hình A2, B2, C2 chuyển từ thể gì sang thể gì?

Câu 4: Từ câu 2, sự nhanh, chậm (còn gọi là tốc độ) bay hơi tùy thuộc vào những điều kiện gì?

Câu 5: Đọc phần thí nghiệm kiểm tra. Cho biết để kiểm tra một trong các yếu tố nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng cần phải làm gì?

Bài 27. Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)

Câu 1: Làm thí nghiệm ở nhà. Đặt 2 chiếc cốc giống nhau và thật khô ở hai đầu bàn, chọn một cốc rồi đổ nước đá vụn vào nửa cốc đó. Kế tiếp cho nước pha màu tới 2/3 mỗi cốc.

Câu 2: Sau một lúc sờ vào hai cốc trên. Nhận xét sự khác nhau về nhiệt độ mỗi cốc, còn nhận thấy gì bên ngoài cốc nước đá nữa?

Câu 3: Giải thích điều vừa nhận biết trên.

Bài 28. Sự sôi

Câu 1: Mô tả dụng cụ thí nghiệm có trong hình 28.1. Câu 2: Đọc trước phần 1. Tiến hành thí nghiệm.

Câu 3: Kẻ trước bảng 28.1 vào vở để chuẩn bị ghi chép thí nghiệm cho tiết học sau. Lưu ý cột thứ một và cột thứ hai chỉ đủ ghi chữ số; cột thứ ba và thứ tư chừa rộng để ghi chép điều nhận thấy hiện tượng ở trên mặt nước (I, II và III) và ở trong lòng nước (A, B, C và D).

Câu 4: Nhớ lại cách vẽ đường biểu diễn. Kẻ trước trục dọc cho nhiệt độ, trục nằm ngang cho thời gian. Lưu ý không ghi trước nhiệt độ, chỉ ghi trước thời gian.

Bài 29. Sự sôi (tiếp theo)

Câu 1: Đọc bảng 29.1. Nhận xét gì về nhiệt độ sôi của một chất.

Câu 2: Xem hình 29.1. Cho nhận xét về nhiệt độ của đoạn thẳng AB, BC. Câu 3: Đoạn thẳng BC cho biết điều gì về nhiệt độ trong thời gian đun nước?

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Dựa trên cơ sở lý luận của chương 1, tác giả đã hiện thực hóa xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy của HS trong DH chương Nhiệt học – vật lý 6 - THCS.

Theo chương trình và SGK vật lý 6 hiện hành, tác giả đã phân tích, xác định mục tiêu dạy học, xây dựng sơ đồ cấu trúc lôgic về nội dung của chương Nhiệt học.

Tác giả đã xây dựng được hệ thống câu hỏi định hướng tư duy của học sinh cho 12 bài học (theo chương trình và SGK từ bài 18 đến bài 30); thiết kế 03 giáo án (trong 12 bài); bám sát nội dung và chuẩn kiến thức chương Nhiệt học, tác giả xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy cho HS để giải quyết các bài tập – câu hỏi trong 12 bài học của chương.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy học sinh trong dạy học chương nhiệt học vật lý THCS luận văn thạc sỹ (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w