II. Sự ngưng tụ
1. Tiến hành thí nghiệm
CH 3: Hãy mô tả dụng cụ TN hình 28.1.
CH 4: Cần làm gì trong TN?
2. Vẽ đường biểu diễn
CH 5: Trình bày cách vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian đun nước.
Trình bày dụng cụ TN.
Khi đun nước tới nhiệt độ 400C, thì cứ sau 1 phút lại ghi nhiệt độ của nước và quan sát hiện tượng ở trên mặt nước, trong lòng nước để ghi vào bảng 28.1.
Trình bày cách vẽ đường biểu diễn để HS khác tham gia đóng góp ý kiến.
Bài 29. Sự sôi (tiếp theo)
Hệ thống câu hỏi định hướng tư duy Câu trả lời kỳ vọng II. Nhiệt độ sôi
1. Trả lời câu hỏi
CH 1: Nhìn lại kết quả thí nghiệm. Báo cáo nhìn thấy hiện tượng A, B, C và D trong lòng nước ở nhiệt độ nào?
CH 2: Nhiệt độ của nước có tăng hay không trong khi nước đang sôi?
CH 3: Đọc bảng 29.1. Nhận xét gì về nhiệt độ sôi của một số chất khác nhau? 2. Rút ra kết luận
CH 4: Vậy, khi nước sôi nếu tiếp tục đun thì nhiệt độ của nước có tăng thêm không?
CH 5: Thảo luận : so sánh điểm giống nhau và khác nhau của sự bay hơi và sự sôi.
Báo cáo kết quả thí nghiệm.
Nhiệt độ của nước không tăng.
Các chất khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau.
Khi nước sôi, nếu tiếp tục đun thì nhiệt độ của nước không tăng thêm.
Giống nhau: đều chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi.
nhiệt độ nào và ở trên mặt thoáng chất lỏng. Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ xác định. Trong sự sôi, chất lỏng biến thành hơi ở cả trong lòng lẫn trên mặt thoáng của nó. III. Vận dụng
CH 6: Lý do nào chọn nhiệt độ hơi nước đang sôi làm một mốc chia nhiệt độ? CH 7: Nên dùng nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi? Giải thích việc làm này.
Nhiệt độ hơi nước đang sôi không thay đổi trong suốt thời gian sôi.
Nên dùng nhiệt kế thủy ngân. Vì giới hạn đo của nhiệt kế thủy ngân lớn hơn 1000C và nhiệt độ sôi của thủy ngân cao hơn 1000C. Không được dùng nhiệt kế rượu vì nó có giới hạn đo nhỏ hơn 1000C và rượu có nhiệt sôi chỉ là 800C.
Bài 30. Tổng kết chương II: Nhiệt học
Thực hiện theo SGK
Bài tập
Sự nở vì nhiệt của các chất
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng của vật tăng.
B. Khối lượng của vật giảm. C. Khối lượng riêng của vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật giảm. Đáp án: D
Câu hỏi định hướng tư duy
CH 1: Xem như vật rắn chỉ nóng lên và vẫn sạch sẽ như ban đầu. Vậy khối lượng và thể tích của vật rắn, yếu tố nào thay đổi? Yếu tố nào không thay đổi?
CH 3: Viết công thức tính khối lượng riêng. Theo công thức vừa viết, thể tích tăng thì khối lượng riêng thế nào trong khi khối lượng của nó không thay đổi?
CH 4: Rút ra kết luận gì?
Câu 2: Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng ?
Trả lời: Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước nóng, nóng lên trước và dãn nở ra, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở ra. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở gần như đồng thời, nên cốc không bị vỡ.
Câu hỏi định hướng tư duy
CH 1: Sự khác nhau ở hai cốc là gì?
CH 2: Điều gì xảy ra với lớp thủy tinh bên trong cốc khi rót nước nóng vào cốc? CH 3: Lớp thủy tinh bên trong so với lớp thủy tinh bên ngoài của cốc dày có sự dãn nở khác nhau nào?
CH 4: Sự dãn nở khác nhau của hai lớp thủy tinh dẫn đến trở ngại gì? CH 5: Với cốc mỏng hiện tượng này xảy ra thế nào?
Nhiệt độ. Nhiệt kế. Thang nhiệt độ
Câu 1: Khi nhiệt kế thủy ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thủy ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thủy tinh?
Trả lời: Thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên được là do thủy ngân (hoặc rượu) nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh.
Câu hỏi định hướng tư duy
CH 1: Thủy ngân (hoặc rượu) và thủy tinh chất nào nở vì nhiệt nhiều hơn? CH 2: Từ đó cho biết thể tích chất nào tăng lên nhiều hơn?
CH 3: Vậy, dẫn đến hiện tượng gì với thủy ngân (hoặc rượu)? Câu 2: Hãy tính xem 800C ứng với bao nhiêu 0F?
Giải: 800C = 00C + 800C
= 1760F
Câu hỏi định hướng tư duy
CH 1: Hãy nhớ mối liên giữa 0C và 0F là gì?
CH 2: Nếu không nhớ mối liên hệ trên, thì hãy nhớ xem 10C = khoảng bao nhiêu
0F?
CH 3: 10C = khoảng 1,80F. Như vậy 800C = khoảng bao nhiêu 0F?
CH 4: 800C có bằng 00C + 800C hay không? Nếu có thì hãy ghi dấu = để được hai vế trái và phải của một công thức.
CH 5: Trong nhiệt giai Xen-xi-ut, nhiệt độ nước đá đang tan là bao nhiêu 0C? Trong nhiệt giai Fa-ren-hai, nhiệt độ nước đá đang tan là bao nhiêu 0F?
CH 6: Cộng hai số ghi 0F lại, được kết quả tính 800C = ? 0F
Sự chuyển thể của các chất
Câu 1: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước. B. Đốt một ngọn nến.
C. Đốt một ngọn đèn dầu. D. Đúc một cái chuông đồng. Đáp án: C
Câu hỏi định hướng tư duy
CH 1: Hiện tượng gì xảy với cục nước đá khi bỏ nó đá vào một cốc nước?
CH 2: Hiện tượng gì xảy với sáp ở gần ngọn lửa của cây nến khi đốt dây tim đèn? CH 3: Chiếc đèn dầu có những vật ở thể nào?
CH 4: Khi đốt ngọn đèn dầu có sự chuyển thể từ rắn sang lỏng không? CH 5: Khối đồng và chuông đồng là vật ở thể gì?
CH 6: Nếu có chiếc khuôn của cái chuông, thì làm sao để biến khối đồng thành cái chuông?
CH 7: Vậy quá trình làm chuông đồng có sự chuyển đổi từ thể nào sang thể nào? CH 8: Bài tập đặt ra câu hỏi gì?
Câu 2: Có khoảng 98% nước trên bề mặt Trái Đất tồn tại ở thể lỏng và khoảng 2% tồn tại ở thể rắn. Hãy giải thích tại sao có sự chênh lệch lớn như vậy?
Trả lời: Vì nhiệt độ ở phần lớn bề mặt Trái Đất lớn hơn nhiệt độ đông đặc của nước. Mặt khác khi nhiệt độ hạ thấp xuống dưới nhiệt độ đông đặc thì cũng chỉ có lớp nước ở trên đông đặc còn ở dưới nước vẫn ở thể lỏng (xem mục “Có thể em chưa biết” của bài “sự nở vì nhiệt của chất lỏng”).
Câu hỏi định hướng tư duy
CH 1: Trên Trái Đất nhiệt độ nơi nào cao hơn 00C, nơi nào từ 00C trở xuống? CH 2: Hãy so sánh phần bề mặt Trái Đất nhiệt độ cao hơn 00C và từ 00C trở xuống. CH 3: Từ 00C trở xuống nước tồn tại ở thể nào?
CH 4: Hãy đọc lại mục “Có thể em chưa biết” của bài “Sự nở vì nhiệt của chất lỏng”. Cho biết sự nở đặc biệt của nước là gì?
CH 5: Qua những điều tìm hiểu hãy giải thích vì sao có khoảng 98% nước trên bề mặt Trái Đất tồn tại ở thể lỏng và khoảng 2% tồn tại ở thể rắn.
2.3. Một số giáo án sử dụng câu hỏi định hướng tư duy của học sinh trong dạy học chương “Nhiệt học”- Vật lý 6 chương “Nhiệt học”- Vật lý 6
GIÁO ÁN 1
Tiết 22. Bài 18. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
I. Mục tiêu 1. Kiến thức
- Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ:
+ Thể tích, chiều dài của một vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. + Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Biết đọc các biểu bảng để rút ra những kết luận cần thiết. 2. Kỹ năng