Dạy học theo các định hướng

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy học sinh trong dạy học chương nhiệt học vật lý THCS luận văn thạc sỹ (Trang 101 - 105)

- Câu hỏi với hư từ Loại câu hỏi này thường được dùng trong văn nói với đường

2.Dạy học theo các định hướng

* Ý nghĩa của định hướng

Việc học sẽ khó có thể đạt chất lượng và hiệu quả nếu HS không có thái độ và sự nhận thức tích cực đối với việc học tập.

Không khí lớp học: sự quan tâm lẫn nhau (GV – HS , HS – HS) tinh thần hợp tác và giúp đỡ, thoải mái trong sự trật tự.

Tính chất, nhiệm vụ học tập: Phải hữu ích, có giá trị thiết thân. Phải phù hợp với khả năng HS. Phải rõ ràng.

* Mục tiêu định hướng 1

- Thu thập và tổng hợp kiến thức có hiệu quả. - Kiến thức gồm hai loại:

Kiến thức thông báo (biết được gì?) sự kiện, khái niệm… → Nhớ, hiểu.

Kiến thức qui trình (làm được gì?) cơ sở hình thành kỹ năng, năng lực (cách giải bài tập), làm thí nghiệm, đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, làm ra cái gì… → Vận dụng.

* Mục tiêu định hướng 2

- Phát triển hiểu biết, phát triển tư duy bậc cao. P27

- Mục tiêu của việc học không phải dừng lại ở mức độ nắm được nội dung kiến thức và nắm được một số kỹ năng.

- Kiến thức, kỹ năng học sẽ nhanh chóng lạc hậu trong một xã hội phát triển.

- Người học phải có khả năng mở rộng và tinh giản (chắt lọc) kiến thức, kỹ năng (cao hơn).

- Người học phải có năng lực tư duy, khả năng sáng tạo để tự học suốt đời, tự đổi mới để thích nghi.

* Định hướng 1

Mục tiêu: Rèn luyện các kỹ năng tư duy bậc cao như: tổng hợp (sáng tạo) đánh giá, hình thành năng lực giải quyết vấn đề. Ra quyết định – Điều tra – Thí nghiệm – Giải quyết vấn đề - Sáng tạo. Đề ra quyết định là trả lời câu hỏi:

- Cách tốt nhất để thực hiện…là gì?

- Cách nào là tốt nhất, thích hợp nhất trong các cách đã biết trong hoàn cảnh cụ thể nào?

* Định hướng 2

- Tư duy tự điều chỉnh. - Tư duy phê phán. - Tư duy sáng tạo.

Cần phải giúp HS phát triển tư duy theo các hướng:

Tư duy tự điều chỉnh Tư duy phê phán Tư duy sáng tạo - Tự nhận thức.

- Biết lập kế hoạch

- Nhạy bén với thông tin phản hồi.

- Tự đánh giá hiệu quả hành động của bản thân.

- Nhận biết chính xác, rõ ràng và tìm kiếm sự chính xác rõ ràng.

- Không bảo thủ, không bốc đồng. - Mạnh dạn, dũng cảm với các vấn đề chưa có câu trả lời. - Biết mở rộng giới hạn kiến thức. P28

Tư duy tự điều chỉnh Tư duy phê phán Tư duy sáng tạo - Biết bảo vệ quan điểm

đúng.

- Nhạy bén với suy nghĩ của người khác.

- Tạo ra, duy trì các chuẩn mực đánh giá riêng của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biết tạo ra cách thức mới để giải quyết vấn những vấn đề nóng nằm ngoài qui chuẩn quen thuộc.

- Câu hỏi cần phải suy luận diễn dịch: Theo định luật, nguyên lý (thuyết) trên có thể tiên đoán điều gì? Có thể giải thích điều đó thế nào? Nếu xảy ra hiện tượng đó thì điều gì tiếp theo có thể xảy ra?

- Câu hỏi yêu cầu phân tích lỗi (đánh giá): Trong lập luận trên có chỗ nào chưa chính xác? Có điểm nào sai? Sai như thế nào? Có thể sửa lại như thế nào?...

- Câu hỏi yêu cầu phải chứng minh: Dựa vào đâu em khẳng định điều đó là đúng (sai)? Điều hạn chế (thuyết phục) của lập luận trên là gì?...

- Câu hỏi yêu cầu phân tích quan điểm: Tại sao điều này được cho là tốt (xấu, đúng, sai)? Em có đề xuất gì việc này?

* Tổ chức cho HS hoạt động - So sánh (bốn bước cơ bản)

Nhận biết các vấn đề (sự kiện, hiện tượng…) cần so sánh. Phân biệt các thuộc tính, đặc điểm của chúng.

Xác định những điểm giống nhau và khác nhau của chúng. Diễn đạt những điểm giống, khác nhau một cách chính xác. - Phân loại:

Nhận biết các hiện tượng (sự kiện, hiện tượng…) cần phân loại. Phân chia thông tin thành từng nhóm.

Hình thành nguyên tắc phân loại.

Tiến hành phân loại dựa trên nguyên tắc đã hình thành. P29

- Quy nạp:

Nêu các giả thuyết, chứng minh, kiểm chứng các giả thuyết bằng những chứng cứ cụ thể thuyết phục.

- Suy diễn:

Từ vấn đề A đã biết có thể suy ra vấn đề B. - Phân tích lỗi: Có hai loại lỗi thường mắc phải

Lỗi trong lôgic suy luận: Thể hiện sự mâu thuẩn của lập luận, sự không thuyết phục của bằng chứng, sự không đi vào vấn đề chủ yếu (bản chất) mà sa vào vấn đề vụn vặt, không bản chất.

Các lỗi trong thực hiện hay trình bày vấn đề: Không quan tâm, bác bỏ bất cứ ý kiến nào trái ngược; không thừa nhận thực tế, áp đặt bằng mọi giá, sử dụng chứng cứ sai, không có giá trị để giải quyết vấn đề…

- Xây dựng sự ủng hộ

Làm cho người đối diện thích thú vấn đề của mình (thuyết phục), làm cho người đối diện tin vào lập luận của mình, lôi cuốn người đối diện bằng những lý lẽ, lập luận…

Tìm mối liên hệ giữa các vấn đề khác nhau hoặc mối liên hệ giữa các yếu tố trong một vấn đề.

- Phân tích quan điểm

Thử nhìn nhận lại vấn đề từ một quan điểm khác.

Xác định lý lẽ đằng sau quan điểm khác đó…nhằm đưa ra quan điểm của mình. * Hai cách dạy học hướng tới thực hiện bộ câu hỏi định hướng

- Cách 1: Dạy nội dung theo cách truyền thống quen thuộc, sau đó đưa ra các câu hỏi có tính khái quát yêu cầu HS tư duy suy luận.

- Cách 2: Đặt ra câu hỏi có tính khái quát để định hướng việc dạy và học phần nội dung tương ứng, từ đó quyết định chiến lược dạy và học hướng tới việc trả lời bộ câu hỏi đặt ra.

So sánh hai cách dạy và học :

P30

Cách 1 Cách 2

- HS thụ động tiếp nhận nội dung. - Dùng nhiều quĩ thời gian cho việc dạy nội dung (thông báo, giải thích). - Tiếp nhận nội dung thụ động, HS khó có thể tư duy suy luận trên những kiến thức vừa học.

- Câu hỏi khái quát có tính định hướng cao, chỉ rõ mục tiêu mà hoạt động học phải đạt tới. - HS biết mục tiêu của việc học, tham gia chủ động, tích cực vào việc học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- HS lĩnh hội kiến thức mới vận dụng ngay để trả các câu hỏi có tính khái quát từ thấp đến cao.

- HS vừa học vừa tổng hợp, tổ chức lại nội dung, tinh giản kiến thức.

[17]

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy học sinh trong dạy học chương nhiệt học vật lý THCS luận văn thạc sỹ (Trang 101 - 105)