Dạy học theo chủ đề

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy học sinh trong dạy học chương nhiệt học vật lý THCS luận văn thạc sỹ (Trang 109 - 111)

- Câu hỏi với hư từ Loại câu hỏi này thường được dùng trong văn nói với đường

5. Dạy học theo chủ đề

* Mục tiêu:

- Trong chương trình dạy học có một số nội dung đan xen cần làm sáng tỏ, cần đào sâu và cần thiết cho thực tế. Để đảm bảo mục tiêu giáo dục, mục tiêu đổi mới PPDH và nguyện vọng của HS. GV cần biết tổ chức dạy học sao cho phù hợp với thời lượng năm học.

- Làm cho nội dung giáo dục gắn liền với thực tiễn lao động sản xuất. - Rèn luyện cho HS kỹ năng sống, kỹ năng hợp tác làm việc với mọi người.

- Bước đầu rèn luyện cho HS đức tính quyết đoán khi đưa ra những giải pháp, chính chắn trong quyết định, chủ động giải quyết vấn đề phức tạp, có thái độ tự tin khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

P34 * Vấn đề đặt ra:

- Trong DH vật lý GV phải lồng ghép một số nội dung vào chương trình giảng dạy để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho người lao động mới. Dạy học theo chủ đề còn nhằm phát huy tính tích cực của HS, phù hợp với định hướng đổi mới PPDH của ngành giáo dục “lấy HS làm trung tâm”. Thế mạnh của bộ môn vật lý là ứng dụng ngay vào thực tế cuộc sống, GV vật lý nên tận dụng điều này để lôi cuốn HS đến với bộ môn của mình . Do yêu cầu giảng dạy cần thực hiện nhiều TN thực hành, HS cần được hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị để mang lại hiệu quả cao, tránh hỏng hóc và tai nạn có thể xảy ra. HS còn được tiếp cận một số ngành nghề khác nhau và đóng vai trò hoạt động trong một ngành nào đó dựa trên kiến thức, kỹ năng đã được trang bị. GV chọn nội dung chủ đề cho HS sao cho gắn với nội dung bài học và hỗ trợ cho HS để họ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nội dung chủ đề có thể được thực hiện trong một tiết học song song với một nội dung bài học cụ thể, hay được thực hiện ở buổi ngoại khóa.

Ví dụ một số chủ đề:

Tiết kiệm năng lượng – sử dụng hợp lý điện năng. Bảo vệ môi trường.

Kỹ năng sử dụng các phương tiện thiết bị… * Định hướng hệ thống CH:

- CH được sử dụng thường là CH mở, loại câu hỏi này giúp cho HS có cơ hội tự do thể hiện suy nghĩ của mình.

- CH dựa theo khung chương trình có liên quan thực tế, cũng như vấn đề cấp thiết của đời sống, CH còn để bổ sung cái mới cần cập nhật.

- CH phải phù hợp với HS và hoàn cảnh hiện tại. - CH góp phần tích cực hóa nhận thức của HS. * Tổ chức quá trình DH

- Tổ chức một chương trình xung quanh một chủ đề rồi giao cho HS sắm vai thực hiện như là một người chịu trách nhiệm chính. Hình thức tổ chức là cá nhân HS hay HS cùng lớp, khối.

P35

- Giáo viên tạo môi trường học tập và chỉ dẫn HS tìm ra những nghi vấn, hướng dẫn thực hiện bằng cách nêu ra vấn đề dưới dạng CH yêu cầu HS nêu ra một giải pháp, trả lời CH nhận thức thực tế nhằm thúc đẩy sự hiểu biết của họ sâu hơn.

- Cho phép HS tự xây dựng kiến thức thông qua việc hoàn thành một giải pháp hoặc một sản phẩm cụ thể.

- Thiết lập những mối quan hệ giữa kiến thức trong và ngoài nhà trường, hướng đến những ứng dụng trong đời sống, sản xuất.

- Để tạo điều kiện cho HS học tập, nhà trường chủ động hợp tác với các cơ sở, đối tác bên ngoài nhà trường (nhà máy, xí nghiệp, tổ chức đoàn thể, xã hội).

* Loại CH có thể được dùng

CH có cấu trúc như : “Nêu biện pháp…”, “Làm gì để…?”, “Nêu giải pháp cải tiến…”, “Công dụng của…là gì?”.

- Dựa trên các tiêu chí mục tiêu ban đầu. - Định hướng phát triển.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy học sinh trong dạy học chương nhiệt học vật lý THCS luận văn thạc sỹ (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w