- Câu hỏi với hư từ Loại câu hỏi này thường được dùng trong văn nói với đường
6. Dạy học theo mục tiêu
* Mục tiêu:
Quá trình DH trong nhà trường, kết quả học tập của HS xếp theo nhiều thứ bậc khác nhau. Nhà trường phải giúp đỡ những HS yếu kém để tạo điều kiện cho họ phát triển, đồng thời phải bồi dưỡng chuyên sâu nhằm phát huy năng lực học tập của HS khá giỏi để đào tạo nhân tài cho tương lai. Như vậy, nhà trường có nhiều mục tiêu cần đạt được hầu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục của mình.
Một số mục tiêu:
- Bồi dưỡng HS yếu, kém. - Bồi dưỡng HS giỏi.
- Bồi dưỡng thái độ học tập.
- Bồi dưỡng kỹ năng thực hành thí nghiệm. - Bồi dưỡng kỹ năng, thao tác tư duy… * Vấn đề đặt ra
P36
- Do đặc điểm tâm lý và khí chất của HS khác nhau, nhu cầu của nhà trường và HS khác nhau, ý kiến chủ quan của GV và HS cũng khác nhau… nên trong mỗi đối tượng HS sẽ xuất hiện mặt tích cực hoặc tiêu cực. Để dạy học theo mục tiêu đạt kết quả thì GV và HS phải có tiếng nói chung trong hoạt động dạy và học.
- GV phải thiết kế CH có cấu trúc và quy trình sử dụng CH cho phù hợp với đối tượng HS mà mình phụ trách.
- Không có mô hình DH cụ thể cho một cá nhân, sự đa dạng và phong phú của PPDH cho nhiều sự lựa chọn, nên GV phải sáng tạo trong sử dụng CH để DH.
* Định hướng hệ thống câu hỏi
- Đối với HS yếu kém cần dùng CH cấp độ thấp; CH nhận biết, thông hiểu chiếm tỷ lệ cao hơn CH vận dụng; CH có mục đích cụ thể, đơn giản hơn là những CH phức tạp.
- Đối với HS khá, giỏi thì ngược lại với HS yếu, kém tỷ lệ CH nhận biết tỷ lệ thấp hơn CH thông hiểu và vận dụng; CH có thể phức tạp hơn nhằm phát triển tư duy cho HS.
- Để bồi dưỡng kỹ năng thực hành thí nghiệm thì CH hướng vào thao tác, cơ chế hoạt động, cách giải quyết vấn đề.
- CH còn phải phù hợp đặc điểm tâm sinh lý HS và đáp ứng được nhu cầu của họ, bởi vì CH cấp cao hay CH về lý do thường gây ức chế tâm lý của HS có hoạt động thần kinh yếu. Ví dụ: không nên bắt đầu trực tiếp bằng từ để hỏi là “tại sao”, “vì sao” với âm lượng lớn dễ làm cho HS sợ sệt. Nếu cần thiết dùng những từ này cho HS nhút nhát nên có lời dẫn, có thể là “Theo em tại sao…?”, “Em có biết vì sao…?”.
- HS dễ bị thuyết phục bởi cái mới, có tính hấp dẫn, thiết thực cho bản thân, đáp ứng nhu cầu đến lớp, nhu cầu nâng cao năng lực nhận thức…nên CH “có tính nêu vấn đề”, CH về cảm xúc…hơn là câu yêu cầu hay ra lệnh.
* Đánh giá – tổng kết
- Dựa theo các mục tiêu, tiêu chí.
- Kết quả đạt được, mặt hạn chế cần bổ sung.