ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách marketing mix tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương quảng bình (Trang 43 - 45)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Vào những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20, khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội làm hậu thuẩn cho công cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì vấn đề thành lập một định chế tài chính chuyên nghiệp về nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại được đặt ra một cách cấp thiết. Ngày 1/4/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) chính thức ra đời theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 của Hội đồng Chính phủ, trên cơ sở bộ máy của cục ngoại hối trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Hiện nay, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam là một hệ thống bao gồm 36 chi nhánh, 50 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 công ty tài chính, 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài và 3 công ty trực thuộc. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tham gia góp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp, 2 công ty bảo hiểm, 3 công ty kinh doanh bất động sản, 1 công ty đầu tư kỹ thuật, 7 ngân hàng và quỹ tín dụng; tham gia liên doanh với 4 tổ chức tài chính nước ngoài. Tổng số lao động của NHNT Việt Nam khoảng 6.500 người tại thời điểm cuối năm 2006.

Tổng nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đạt 167 ngàn tỷ VND (2006), dư nợ 67 ngàn tỷ VND. Hiện nay NHNT Việt Nam được đánh giá là một đơn vị dẫn đầu về công nghệ ngân hàng ở Việt Nam, tham gia hệ thống thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT (1976), triển khai hệ thống ngân hàng trực tuyến ONLINE (1999), và đã tổ chức hệ thống giao dịch tự động (ATM) rộng khắp toàn quốc.

2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG QUẢNG BÌNH QUẢNG BÌNH

2.2.1. Quá trình phát triển chi nhánh NHNT Quảng Bình

Chi nhánh NHNT Quảng Bình được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 06/10/2001 với mô hình là chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHNT Huế, đến gần cuối năm 2006 Chi nhánh mới được nâng cấp lên Chi nhánh trực thuộc NHNT Việt Nam (theo QĐ số 812/NHNT-TCCBĐT ngày 31/10/2006 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam).

Sự ra đời của Chi nhánh NHNT Quảng Bình đã đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân, giúp việc thanh toán được thuận tiện hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Với số lượng cán bộ ban đầu chỉ có 12 người nên không tránh khỏi những khó khăn ban đầu trong việc tìm đối tác khách hàng. Tuy nhiên, với uy tín của đơn vị chủ quản là NHNT Việt Nam, một ngân hàng hàng đầu trong nước, nên chi nhánh NHNT Quảng Bình đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ uy tín này.

Trải qua 06 năm hoạt động, với sự đồng tâm nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên, chi nhánh NHNT Quảng Bình đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, số lượng cán bộ, nguồn vốn cũng như lợi nhuận của chi nhánh đều tăng qua mỗi năm.Với dự án hiện đại hoá NHNT, nên chi nhánh NHNT Quảng Bình đã không ngừng được trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Với phong cách phục vụ nhanh chóng, nhiệt tình, lịch sự, an toàn. Chi nhánh NHNT Quảng Bình ngày càng xây dựng chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức NHNT Quảng Bình

- Giám đốc

Là người đứng đầu Chi nhánh, và chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của chi nhánh. Giám đốc có quyền ra các quyết định trong phạm vi phân theo qui định của NHNT VN và chịu trách nhiệm trực tiếp với NHNT VN, đồng thời chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật nhà nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách marketing mix tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương quảng bình (Trang 43 - 45)