Chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách marketing mix tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương quảng bình (Trang 116 - 127)

- Cách xác định lãi suất đầu ra của chi nhánh NHNT Quảng Bình: + Việc tính toán lãi suất cho vay của chi nhánh NHNT Quảng Bình

NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG QUẢNG BÌNH

4.3.3. Chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ

Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu hiện nay mà NHNT Quảng Bình đang cung ứng cho khách hàng: nhận tiền gửi vào tài khoản, tiết kiệm Đồng Việt Nam và ngoại tệ; phát hành kỳ phiếu, trái phiếu Đồng Việt Nam và ngoại tệ; chuyển tiền trong nước và ngoài nước; thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế; cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng Đồng Việt Nam, USD, EUR; phát hành các loại thẻ tín dụng, thẻ ATM; dịch vụ E - banking, Home banking, SMS banking, internet banking...

Để thực hiện tốt việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, NHNT Quảng Bình cần:

- Phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại:

+ Đối với dịch vụ ngân hàng điện tử E - banking: dành cho nhóm đối tượng khách hàng có trình độ thích sử dụng các sản phẩm dịch vụ với công nghệ hiện đại nhằm tiết kiệm được thời gian và chi phí. Dịch vụ như SMS Banking cho phép truy cứu các thông tin về số dư tài khoản bằng cách nhắn tin từ máy di động mà không phải mất thời gian đến ngân hàng. Internet Banking có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ giao dịch với ngân hàng thông qua mạng internet, khách hàng có thể ngồi ở nhà để giao dịch thanh toán các hóa đơn, chuyển tiền, sao kê tài khoản, xem số dư...

+ Đối với dịch vụ ngân hàng tại nhà - Home Banking: thường dành cho các đối tượng là khách hàng VIP, khách hàng có số dư và doanh số hoạt động lớn có uy tín và là khách hàng tiềm năng. Ngân hàng sẽ đến tận nơi để thực hiện các giao dịch như thu và kiểm đếm tiền tại nhà.

- Đẩy mạnh phát triển sản phẩm thẻ:

Thị trường thẻ ở Việt Nam hiện nay còn rất lớn, NHNT Việt Nam hiện là một trong những Ngân hàng có hoạt động thẻ mạnh nhất. Cần đẩy mạnh hoạt động của bộ phận này hơn nữa.

Tiếp tục phát triển các sản phẩm thẻ cả về số lượng phát hành, về chủng loại và về tính năng. Trong việc phát triển sản phẩm, NHNT cần quan tâm cả về thuộc tính công dụng và về thuộc tính thụ cảm của sản phẩm. Cho ra đời những sản phẩm màu sắc, kiểu dáng, mẫu mã đa dạng hơn, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Làm cho thẻ của NHNT không chỉ chứa đựng nhiều tính năng mà thẻ còn thể hiện được phong cách, cá tính của chủ thẻ. Để

làm được điều này cần nắm rõ về đặc điểm khách hàng là đối tượng học sinh, sinh viên hay công nhân viên chức, cũng như nắm được ngành nghề của họ để có chính sách phù hợp cho từng đối tượng trong từng thời điểm. Đối với các loại thẻ connect 24, thẻ MTV sẽ được dành cho các đối tượng là học sinh, sinh viên. Các loại thẻ thường được thiết kế với nhiều màu sắc phù hợp thị hiếu và thuận tiện cho các học sinh, sinh viên đi học xa gia đình mà vẫn có thể nộp tiền ở một nơi, rút tiền một nơi. Đặc biệt là giới trẻ hiện nay rất thích sử dụng thẻ MTV rất thuận tiện trong các giao dịch rút tiền tự động, chuyển khoản, thanh toán mua hàng tại các trung tâm thương mại, siêu thị lớn, rút tiền tại các nước có chấp nhận thẻ của Vietcombank.

Đưa ra nhiều tiện ích trong việc sử dụng thẻ ATM như rút tiền, truy vấn số dư, xem các giao dịch, chuyển khoản, thanh toán các hoá đơn tiền điện, nước, thanh toán tiền điện thoại...

Hiện nay, hầu như các sản phẩm mới như: Vietcombank Mastercard Cội Nguồn, Vietcombank Unembossed Mastercard, Vietcombank - American Express, JCB và Diners Club, thẻ SG24... chỉ được phát hành tại các chi nhánh lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh còn ở các Chi nhánh nhỏ thì số lượng phát hành quá ít thậm chí không có (chi nhánh NHNT Quảng Bình mới phát hành 35 thẻ tín dụng và 71 thẻ MTV). Do đó, các sản phẩm này cần được triển khai, phát triển và tăng cường quảng bá các tiện ích của thẻ tại chi nhánh NHNT Quảng Bình trong thời gian tới.

- Về dịch vụ tiền gửi:

+ Linh động hơn nữa trong việc sử dụng các hình thức huy động vốn như: hình thức tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trước, tạo tâm lý tránh trượt giá hoặc có thể dùng hình thức kỳ phiếu có thời hạn loại ký danh hoặc không ký danh, lãi suất cao hơn một chút so với lãi suất tiết kiệm thông thường. Bên cạnh đó,

chú trọng phát triển các hình thức phát hành giấy tờ có giá như: tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi... có kèm theo các hình thức khuyến mãi như tặng quà, bốc thăm trúng thưởng có giá trị lớn như xe ô tô, vàng, chuyến du lịch Châu Âu...

+ Mở rộng hình thức tiền gửi lưỡng tính như tài khoản tiền gửi kỳ hạn gửi một lần, rút nhiều lần hay gửi nhiều lần rút một lần. Tài khoản gửi một lần rút nhiều lần có tính kế hoạch cao và rất phù hợp với tiền gửi cho các dự án đầu tư hay quản lý tài chính thay khách hàng.

+ Áp dụng dịch vụ AutoInvest cho hình thức tiền gửi doanh nghiệp: khi tài khoản thanh toán của doanh nghiệp vượt quá một số dư nhất định đã được thoả thuận trước, phần vượt quá sẽ tự động được chuyển sang tài khoản đầu tư tự động (AutoInvest) để được hưởng lãi suất cao hơn.

+ Tăng cường dịch vụ trả lương qua tài khoản đối với cán bộ công nhân viên, viên chức, vừa phát triển được dịch vụ thẻ, bên cạnh đó tận dụng được lượng nguồn tiền nhàn rỗi ở đối tượng này. Do đó, cần kết hợp với việc miễn và giảm phí phát hành thẻ ATM cho các nhóm đối tượng này nhằm tăng khả năng cạnh tranh vì hiện nay nhiều NHTM khác cũng đã có chủ trương và chính sách trả lương qua tài khoản.

- Về hoạt động tín dụng:

NHNT không có thế mạnh về tín dụng, nhưng đây lại là kênh thu hút khách hàng nhiều hơn cả, vì khi khách hàng quan hệ tín dụng thì khách hàng sẽ sử dụng các dịch vụ khác của NHNT như tiền gửi thanh toán, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán XNK, L/C, các sản phẩm thẻ...

Để nâng cao chất lượng tín dụng, cần phải khắc phục những yếu kém: + Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro bằng cách: xếp hạng tín dụng khách hàng, quản lý quan hệ khách hàng bằng hệ thống kho

dữ liệu, thường xuyên rà soát, đánh giá, phân loại khách hàng, phân loại nợ vay. Sàng lọc để hạn chế cho vay đối với khách hàng làm ăn kém hiệu quả.

+ Đa dạng hoá các hình thức tín dụng và đầu tư để tạo sự phù hợp với tính năng động của thị trường và lựa chọn của khách hàng như cho vay dự án; cho vay đồng tài trợ; cho vay tài trợ xuất nhập khẩu; tín dụng thuê mua; cho vay trả góp; cho vay mua nhà, ô tô, du học, đi lao động nước ngoài; cho vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên...

+ Thực hiện cơ cấu lại khách hàng theo định hướng của NHNT Việt Nam là cho vay bán lẻ và phù hợp với tình hình địa bàn tỉnh Quảng Bình. Do hiện nay trên địa bàn tỉnh, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều làm ăn kém hiệu quả do công tác quản lý bộc lộ nhiều yếu kém, môi trường đầu tư không thuận lợi do đó các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh và tư nhân cá thể. Đứng trước thực trạng này, chuyển mạnh và nâng cao tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn và dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư, mở rộng cho vay tiêu dùng, đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một thị trường lớn đầy tiềm năng mà NHNT Quảng Bình cần phải khai thác một cách có hiệu quả.

+ Mở rộng hình thức chiết khấu chứng có giá, hình thức này tại Việt Nam chưa phổ biến nhưng có mức độ rủi ro thấp, tính an toàn cao hơn nghiệp vụ cho vay thông thường. Để phát triển nghiệp vụ này, NHNN cần ban hành hướng dẫn về việc chiết khấu thương phiếu, các cơ sở pháp lý để thực hiện hình thức này trong giao dịch mua bán của các doanh nghiệp. Đồng thời cần ban hành quy chế chiết khấu, tái chiết khấu của TCTD đối với khách hàng, làm cơ sở pháp lý để ngân hàng mở rộng nghiệp vụ tín dụng này.

- Phát huy thế mạnh của một ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối: phục vụ các nghiệp vụ xuất khẩu, nhập khẩu, thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh, tái bảo lãnh, xác nhận L/C, cung ứng ngoại tệ.

- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp như bảo hiểm, điện lực, bưu điện, trường học... nhằm góp phần đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Việc hợp tác giữa các ngành trên là một xu hướng tất nhiên hiện nay, với mục đích mang lại cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng, hoàn hảo. Đồng thời, việc hợp tác góp phần huy động vốn một cách hiệu quả, tăng thêm nguồn khách hàng tiềm năng, bán chéo được các sản phẩm dịch vụ, tăng thu nhập, tăng thêm mức độ trung thành của khách hàng, tăng têm uy tín và khả năng cạnh tranh.

- Nên đưa vào áp dụng chức năng nộp tiền tự động tại các điểm đặt máy ATM. Hiện chỉ có ngân hàng Đông Á đã thực hiện dịch vụ này, đây là dịch vụ rất thuận tiện cho khách hàng vì không phải mất thời gian đến ngân hàng để nộp tiền và phải chờ đợi do số lượng khách hàng giao dịch đông. Hiện nay, NHNT có mạng lưới các máy ATM rộng khắp với hơn 1.200 máy trên địa bàn cả nước và được nối mạng giao dịch trực tuyến.

4.3.4. Chính sách giá

Việc điều hành chính giá của một NHTM là bài toán khó, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà sự cạnh tranh ngày càng tăng cao. Bởi vì chính sách giá không những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và thu nhập của ngân hàng mà còn liên quan đến vị thế và thế lực của ngân hàng trên thị trường. Giá cả sản phẩm dịch vụ ngân hàng được biểu hiện qua 3 hình thức: lãi suất (tiền gửi, tiền vay), phí sử dụng dịch vụ của ngân hàng và hoa hồng (môi giới bất động sản, chứng khoán).

- Hoàn thiện chính sách giá:

+ Cần thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu về giá, phí các loại áp dụng vào thực tế kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh để từ đó đề xuất áp dụng cho phù hợp với chiến lược kinh doanh từng thời kỳ. Việc xác định giá phải được dựa trên lợi ích tổng thể của khách hàng và ngân hàng, khách hàng sẽ thấy được những ưu đãi mà ngân hàng dành cho mình ở một số dịch vụ và đồng thời ngân hàng cũng sẽ tăng thu nhập do các hoạt động khác của khách hàng mang lại.

+ Đối với các khách hàng sử dụng sản phẩm đầu ra. Sử dụng chiến lược kết hợp về phía trước, để tăng cường sự kiểm soát và định hướng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của NHNT Quảng Bình. Thực hiện chiến lược này bằng cách xúc tiến các ghi nhớ với khách hàng về việc ngân hàng tham gia đầu tư vốn trung dài hạn, các cam kết có đi có lại về lãi suất, phí dịch vụ; thế chấp cầm cố tài sản, duy trì các khoản tín dụng, hỗ trợ khách hàng sử dụng các tiện ích của NHNT Quảng Bình trong thanh toán, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ ...

+ Đối với các khách hàng cung ứng đầu vào. Áp dụng chiến lược kết hợp về phía sau, tạo nên sự ổn định về nguồn vốn, vật tư, dịch vụ phục vụ cho công tác kinh doanh của NHNT Quảng Bình với mức chi phí hợp lý. Đặc biệt, quan tâm tới với các khách hàng có nguồn vốn dồi dào, loại hình công ty thường xuyên có vốn nhàn rỗi. Đối với các đối tác, như: công ty bảo hiểm, công ty kiều hối, công ty chứng khoán, tổ chức tài chính… NHNT Quảng Bình cần đưa ra chính sách liên kết lâu dài, ưu đãi có đi có lại, bán chéo sản phẩm, tài trợ cho vay thiếu hụt tạm thời; sử dụng các nghiệp vụ autoinvest, autocollect, gởi tiền trung dài hạn, và các hình thức cấp thẻ hội viên.

+ Khi tiến hành xác định lãi suất, chênh lệch giữa lãi suất đầu ra so với đầu vào càng thấp thì mức độ cạnh tranh càng cao. Như ở mục 3.3.2 ở Chương 3 đã đề cập về cách tính lãi suất đầu ra mà chi nhánh NHNT Quảng Bình hiện đang áp dụng, thì chúng ta cần phải giảm tối đa các chi phí hoạt động không cần thiết, hạn chế rủi ro trong đầu tư tín dụng đến mức thấp nhất.

- Để thực hiện được mục tiêu kinh doanh đề ra, cần phải chú ý đến các vấn đề sau:

+ Thu hẹp biên độ chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra: với lãi suất huy động đầu vào được nâng lên tương đương các NHTM trên địa bàn, trong khi đó để nâng cao tính cạnh tranh trong cho vay thì cần hạ lãi suất cho vay xuống, do đó cần phải tăng doanh số trong cho vay để bù đắp cho các chi phí hoạt động.

+ Giảm rủi ro trong đầu tư tín dụng: với mức lãi suất cạnh tranh như vậy thì cần thu hút các khách hàng tốt có uy tín, đưa thêm những sản phẩm dịch vụ bổ sung đi kèm như thời gian giao dịch nhanh chóng, đơn giản hóa các thủ tục hồ sơ, giảm phí dịch vụ cho khách hàng có doanh số lớn. Khi thu hút được các khách hàng tốt thì rủi ro trong tín dụng được giảm thiểu, mục tiêu đề ra cần giảm rủi ro tín dụng (nợ quá hạn/tổng dư nợ) dưới 5%.

+ Giảm các chi phí hoạt động:

Tối thiểu hóa mức chi trả lãi tiền gửi khách hàng: tăng huy động tiền gửi thanh toán của các tổ chức và cá nhân, tiền gửi không kỳ hạn. Vì mức lãi suất phải trả cho các kỳ hạn này thấp hơn nhiều so với các mức lãi suất có kỳ hạn khác. Bằng cách thu hút nhiều tổ chức và cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, phát triển dịch vụ trả lương qua tài khoản, khi cho vay khách hàng cần yêu cầu mở tài khoản tiền gửi tại NHNT Quảng Bình;

Quản lý hiệu quả các chi phí về tài sản, quản lý, đào tạo: chi cho hoạt động đào tạo cần phải tập trung và tránh dàn trải; tiết kiệm trong sử dụng tài sản, công cụ dụng cụ; tiết kiệm tối đa việc đầu tư các tài sản cố định không hiệu quả (chi về khấu hao tài sản, thuê nhà, mua công cụ lao động, sửa chữa bảo dưỡng tài sản);

Tiết kiệm hơn trong các chi phí văn phòng như điện thoại văn phòng phẩm, xăng xe... Có thể khoán định mức sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại về từng phòng, từng cán bộ nhân viên;

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn: tránh để nguồn vốn tồn đọng quá lớn tại kho quỹ và chỉ đủ để đảm bảo việc thanh toán trong ngày (ví dụ mức tồn quỹ hiện nay tại chi nhánh NHNT Quảng Bình là từ 2 đến 3 tỷ đồng trong ngày). Thực hiện việc điều chuyển vốn hợp lý, trong ngày chỉ để số dư tiền gửi thanh toán tại NHNN đủ để thực hiện việc thanh toán và mức dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN (sau khi đảm bảo thanh toán bù trừ cho các hoạt động giao dịch, số dư đến cuối ngày tại NHNN đảm bảo ở mức 4 đến 5 tỷ, trong đó dự trữ bắt buộc hiện nay tại NHNT Quảng Bình là 4,4 tỷ đồng).

- Các phương án điều chỉnh giá đối với các sản phẩm dịch vụ: + Lãi suất đầu vào:

Hiện nay, NHNT tham gia hiệp hội các ngân hàng trên địa bàn, do đó lãi suất huy động của các NHTM quốc doanh đều đồng loạt ấn định lãi suất huy động tiền gửi tối đa đối với VND kỳ hạn 12 tháng là 0,70%/tháng. Riêng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách marketing mix tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương quảng bình (Trang 116 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w