BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách marketing mix tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương quảng bình (Trang 108 - 110)

- Cách xác định lãi suất đầu ra của chi nhánh NHNT Quảng Bình: + Việc tính toán lãi suất cho vay của chi nhánh NHNT Quảng Bình

NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG QUẢNG BÌNH

4.1. BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNT

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNT

Năm 2006 chứng kiến sự bùng nổ của thị trường chứng khoán khi mà tổng vốn hóa của toàn thị trường (bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) bằng 30% GDP, cao gấp 5 lần so với thời điểm cuối năm 2005 và vượt qua mục tiêu đặt ra đến năm 2010. Việc gia tăng này có được là nhờ có thêm hơn 150 công ty lên sàn. Nhưng một phần rất lớn sự gia tăng của thị trường là do kỳ vọng quá lớn của công chúng dưới tác động của tâm lý đám đông. Khi mà rất nhiều người cảm thấy kiếm tiền quá dễ dàng qua việc kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường chứng khoán sẽ làm giảm nhiệt huyết và động cơ làm việc để tạo ra giá trị gia tăng thực sự cho toàn xã hội. Đây là một điều rất không tốt cho nền kinh tế.

Đối với các ngân hàng, với tốc độ tăng trưởng lên đến 33% đưa đến kết quả là lần đầu tiên, tổng tài sản của toàn hệ thống vượt 1 lần GDP (số cụ thể là 1,2 lần), tổng dư nợ cho vay trong nền kinh tế bằng khoảng 75% GDP, chỉ thấp hơn bình quân trong khối Asean một chút. Tuy nhiên, theo con số của Tổng cục Thống kê thì toàn bộ giá trị gia tăng của ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chỉ đóng góp có 1,81% GDP. Con số này có phần khiêm tốn vì chỉ riêng lợi nhuận của các ngân hàng được công bố đã bằng 1,1% GDP. Phân tích ra sẽ thấy lợi nhuận của các ngân hàng có được chủ yếu là do chênh lệch

lãi suất đầu vào đầu ra quá cao (gấp 1,5 lần so với mức bình quân chung trên thế giới). Điều này có nghĩa là chi phí của các doanh nghiệp đang bị đẩy lên đáng kể. Thêm vào đó, làn sóng ngầm trong cuộc đua lãi suất của các ngân hàng vẫn đang âm ỉ cộng với mức gia tăng cung tiền, tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua cao hơn so với ba nền kinh tế nêu trên ở các giai đoạn phát triển tương tự sẽ không tốt cho phát triển dài hạn.

Tuy có sự cải thiện, nhưng quy mô của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhỏ, tiềm lực tài chính yếu cộng với câu hỏi về chất lượng nợ, nhất là các ngân hàng thương mại nhà nước (chiếm trên 70% thị phần) nhưng lại tăng trưởng quá nhanh đã tạo ra sự nghi ngờ về khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của các ngân hàng trong bối cảnh mở cửa và hội nhập hiện nay.

Một điều đáng quan tâm là sự bùng nổ của các ngân hàng ở Việt Nam và việc mở rộng quy mô quá nhanh trong khi nguồn nhân lực và khả năng quản trị ngân hàng không thể theo kịp sẽ tạo ra rủi ro rất lớn cho cả hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế vì các ngân hàng rất khó để có thể làm tốt công tác đánh giá và quản trị rủi ro ở rất nhiều hoạt động mà nó luôn tiềm ẩn những bất trắc.

Nếu các ngân hàng cứ phát triển quá mức trong khi các điều kiện khác không thể theo kịp, nhất là khả năng quản trị và phòng ngừa rủi ro không đáp ứng được thì nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng mà nó tạo hậu quả hết sức nặng nề cho nền kinh tế là rất có thể xảy ra. Đó có thể cũng là lúc chúng ta phải bán các ngân hàng cho các đối tác nước ngoài với giá rất bèo. Đây chính là những điều mà Việt Nam cần hết sức lưu ý trong tiến trình xây dựng một hệ thống ngân hàng mạnh để làm tốt hơn nữa vai trò là kênh phân phối vốn chính và hiệu quả cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách marketing mix tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương quảng bình (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w