- Kênh phân phối truyền thống: gồm nhà sản xuất độc lập, một hay nhiều nhà bán sỉ và một hay nhiều nhà bán lẻ. Mỗi thành viên của kênh là một doanh nghiệp riêng, luôn ra sức đảm bảo cho mình lợi nhuận cao nhất, thậm chí gây tổn hại cho việc tạo lợi nhuận cực đại của toàn hệ thống. Không một thành viên nào của kênh có thể kiểm soát được toàn bộ hay đúng mức hoạt động của thành viên khác.
- Kênh phân phối dọc: gồm nhà sản xuất, một hay nhiều nhà bán sỉ và một hay nhiều nhà bán lẻ hoạt động như một hệ thống thống nhất. Một thành viên có thể là chủ của các thành viên khác, hoặc là dành cho họ những quyền ưu đãi trong buôn bán, hoặc là có đủ sức đảm bảo họ phải hợp tác toàn diện. Trong khuôn khổ hệ thống marketing dọc lực lượng chủ đạo có thể là người sản xuất, người bán sỉ hay người bán lẻ.
- Kênh phân phối ngang: Hai hay nhiều công ty không có liên hệ với nhau cùng cấp cùng cấp của kênh phân phối liên kết với nhau. Các công ty có thể hợp tác có thời hạn và lâu dài và cũng có thể thành lập công ty chung khác để có đủ vốn, tri thức, kỹ thuật, năng lực sản xuất hay tài nguyên marketing.
- Hệ thống marketing nhiều kênh: Các công ty ngày càng sử dụng hai hay nhiều kênh để chiếm lĩnh một số thị trường hay những thị trường khác nhau. Khi sử dụng hệ thống đa kênh phân phối, công ty có thể dễ bao phủ thị trường, giảm được chi phí phân phối, và dễ thích ứng với người tiêu dùng.