3. Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu
3.2.1 Ph−ơng pháp điều tra thu thập dữ liệu nghiên cứu
áp dụng ph−ơng pháp điều tra thống kê vào đề tài nghiên cứu nhằm quyết các nội dung cụ thể sau đây:
3.2.1.1 Chọn điểm điều tra
Khi chọn điểm nghiên cứu phải đảm bảo các yêu cầu: phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài, mang tính đại diện cho từng đối t−ợng, nhóm đối t−ợng tham gia vào quá trình sản xuất, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm vải quả, đại diện cho từng vùng địa lý nghiên cứu.
Dựa trên luật phân phối thống kê số lớn, chúng tôi lựa chọn điểm nghiên cứu nh− sau:
Hải D−ơng là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống giao thông thuỷ, bộ phân bố hợp lý. Hải D−ơng còn là một tỉnh nông nghiệp lớn của vùng Đồng bằng Sông Hồng, ngành nông nghiệp vẫn chiếm trên 29% GDP của tỉnh. Một số vùng chuyên canh lớn đang hình thành và phát triển nh− rau ở Nam Sách, vải thiều ở Thanh Hà và Chí Linh với diện tích trên 8.000 ha. Đây là một trong những tiềm năng vốn có của Hải D−ơng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển từ sản xuất tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá.
Thanh Hà nằm ở phía Đông nam tỉnh Hải D−ơng. Phía Bắc giáp huyện Nam Sách, phía Đông giáp huyện Kim Thành, phía Nam giáp Thành phố Hải Phòng, phía Tây giáp thành phố Hải D−ơng. Diện tích tự nhiên 158,9 km2, dân số 161.500 ng−ời, gồm 24 xã và 1 thị trấn. Khi nói đến Thanh Hà, ng−ời ta liên t−ởng ngay đây là một vùng sản xuất vải thiều đặc sản của tỉnh Hải D−ơng: “Thanh Hà là đất vải thiều. Ai đi cũng nhớ, ai về chẳng quên. Vải thiều đã ngọt lại thơm. Ai ăn nhớ mãi, ai nhìn −ớc ao...” [3]. Đúng vậy, tr−ớc 1997, toàn huyện có 2.040 ha trồng vải, đến năm 2005 Thanh Hà có hơn 5.595 ha trồng vải. Năm 2005, giá trị sản xuất đạt trên 150 tỉ đồng, chiếm 31% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp toàn huyện. Theo đánh giá của lãnh đạo địa ph−ơng, các hộ trồng vải và dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Định - Viện Khoa học kĩ thuật nông nghiệp Việt Nam, hiện nay ở Thanh Hà có thể phân ra các vùng sản xuất nh− sau:
Vùng 1: có diện tích khoảng 3748 ha, chiếm khoảng 67% tổng diện tích toàn huyện gồm các xã Thanh Sơn, Thanh Thuỷ, Thanh Xá, Thanh Khê và Thanh Xuân và 10 xã xung quanh phía tây Bắc của các xã trên.
Vùng 2: bao gồm 6 xã thuộc khu Hà Đông là Hợp Đức, Tr−ờng Thành, Thanh Bính, Thanh Hồng, Thanh C−ờng, Vĩnh Lập với tổng diện tích 1175 ha, chiếm 21% tổng diện tích toàn huyện.
Vùng 3: bao gồm 4 xã Quyết Thắng, Hồng Lạc, Tân Yên, Việt Hồng với tổng diện tích 672 ha, chiếm 12% tổng diện tích toàn huyện.
Chí Linh có vị trí đặc biệt, là cửa ngõ của rừng núi Đông bắc Bộ và vùng
Đồng bằng Sông Hồng, diện tích của huyện hầu hết là núi rừng. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Đông giáp Quảng Ninh và phía Nam giáp huyện Nam Sách, Kinh Môn. Diện tích tự nhiên 281,9 km2, dân số 146.329 ng−ời, gồm 17 xã và 3 thị trấn. Chí Linh đ−ợc nhắc đến nh− một vùng có những danh thắng và di tích đã in dấu trong lịch sử dựng n−ớc và giữ n−ớc của Việt Nam, trong đó Côn Sơn, Kiếp Bạc đã trở thành điển tích trong lịch
sử dân tộc Việt Nam. Hiện nay, diện tích cây ăn quả trên toàn huyện đạt 7.148 ha, sản l−ợng vải, nhãn năm cao nhất 12.800 tấn. Nghề sấy vải nhân của huyện khá phát triển và trở thành vùng cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho chế biến [3].
Trên cơ sở dựa vào mục tiêu, nội dung nghiên cứu, dựa vào điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của tỉnh, vị trí địa lý, những tiềm năng vốn có về phát triển sản xuất vải quả hàng hoá, chúng tôi chọn 2 huyện Thanh Hà và Chí Linh làm địa bàn nghiên cứu. Chúng tôi cũng tiến hành lựa chọn mỗi huyện 2 xã. Các xã đ−ợc lựa chọn phải mang tính đặc tr−ng về sản xuất, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm vải quả cho từng huyện. Huyện Thanh Hà lựa chọn 2 xã Thanh Sơn và Thanh Xá
thuộc vùng 1. Huyện Chí Linh lựa chọn 2 xã Lê Lợi và Hoàng Hoa Thám làm địa bàn nghiên cứu.
Tóm lại, chúng tôi lựa chọn Hải D−ơng do đây là một trong những tỉnh có diện tích, sản l−ợng sản phẩm vải lớn ở Đồng bằng sông Hồng. Trình độ thâm canh của ng−ời dân ở mức độ cao, các hình thức sản xuất, sơ chế, tiêu thụ đa dạng, phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Chọn 2 huyện Chí Linh và Thanh Hà đặc tr−ng cho hai vùng sản xuất vải tập trung lớn nhất tỉnh. Chí Linh đại diện cho vùng bán sơn địa, có tiềm năng phát triển vải với diện tích lớn. Thanh Hà đại diện cho vùng đồng bằng, quê h−ơng của sản phẩm vải thiều nổi tiếng. Mỗi huyện lựa chọn 2 xã để tiến hành điều ttra thu thập số liệu sơ cấp.
3.2.1.2 Ph−ơng pháp thu thập tài liệu nghiên cứu
Số liệu thứ cấp
Là các số liệu đã đ−ợc công bố qua sách báo, tạp chí, internet, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết của Hải D−ơng, về các vấn đề nh−:
+ Diện tích, năng suất, sản l−ợng vải qua một số năm + Tình hình tiêu thụ sản phẩm, thị tr−ờng, giá cả vải quả + Tình hình bảo quản và chế biến
Số liệu sơ cấp
Là số liệu thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình sản xuất, trang trại trồng vải, hộ gia đình (tổ chức) chế biến vải, các tác nhân tham
gia tiêu thụ vải. Số l−ợng và thông tin cần thu thập nh− sau:
Thông tin thu thập từ ng−ời sản xuất
+ Số hộ điều tra: 60 hộ
+ Tình hình cơ bản của hộ: nhân khẩu, lao động, đất đai, thu nhập từ vải + Tình hình sản xuất vải: diện tích, năng suất, chi phí đầu t−
+ Tình hình tiêu thụ: địa điểm tiêu thụ, đối t−ợng bán, giá cả, số l−ợng + Một số câu hỏi định tính liên quan đến phát triển sản xuất vải quả
Thông tin thu thập từ ng−ời chế biến
+ Số hộ điều tra: 5
+ Tình hình đầu t− chi phí: mua nguyên liệu, nhiên liệu, lao động
+ Tình hình tiêu thụ: đối t−ợng khách hàng, thị tr−ờng tiêu thụ, số l−ợng, giá cả; những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong chế biến.
Thông tin thu thập từ ng−ời trung gian buôn bán + Số hộ điều tra: 20 hộ
+ Tình hình thu mua và bán sản phẩm: l−ợng mua và bán, nơi mua, nơi bán, mua từ ai, giá mua bán, ph−ơng tiện vận chuyển, thị tr−ờng tiêu thụ
+ Tình hình đầu t− cho kinh doanh: ph−ơng tiện, vốn l−u động
+ Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh.