2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải quả ở Việt Nam
j Diễn biến diện tích, sản l−ợng vải quả
Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển cây ăn quả, một trong những loại cây ăn quả lớn nhất và phát triển mạnh nhất là nhãn, vải và chôm chôm. Đến năm 2003, diện tích vải, chôm chôm chiếm khoảng 15,8% so với diện tích các loại cây ăn quả cả n−ớc. Năm 2004, diện tích nhóm vải, chôm chôm của cả n−ớc là 110.218 ha, diện tích cho sản phẩm là 84.793 ha; năng suất 59,9 tạ/ha và sản l−ợng 507.497 tấn [22]. Vải chủ yếu đ−ợc trồng ở miền Bắc, chôm chôm trồng ở miền Nam. Các vùng sản xuất vải quả hàng hoá đ−ợc biết nhiều đến nh− Thanh Hà, Chí Linh thuộc Hải D−ơng; Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế thuộc Bắc Giang; Đông Triều, Yên H−ng và Hoành Bồ – Quảng Ninh. Diện tích gieo trồng vải ở các tỉnh trên chiếm khoảng 80,16%, sản l−ợng chiếm 64,83% so với diện tích và sản l−ợng vải quả ở miền Bắc năm 2005. Điều này cho thấy xu h−ớng phát triển sản xuất hàng hoá vải quả ngày càng phát triển.
Bảng 2.2. Diện tích, sản l−ợng ở một số vùng trồng vải tập trung năm 2005
TT Tỉnh Diện tích gieo trồng (1000 ha) Diện tích cho sản phẩm (1000 ha) Sản l−ợng (1000 tấn) Miền Bắc 90,2 70,9 172,0 1 Bắc Giang 38,5 33,1 68,5 2 Hải D−ơng 14,2 12,4 20,0 3 Lạng Sơn 7,5 5,6 8,9 4 Thái Nguyên 6,9 4,9 7,6 5 Quảng Ninh 5,2 3,9 6,5 Nguồn: [22]
Hiện nay, có tới 31 giống vải đang đ−ợc trồng ở Việt Nam, tuy nhiên chỉ có 8 giống có triển vọng phát triển thành những vùng sản xuất hàng hoá đó là các giống Đ−ờng Phèn, Hoa Hồng, Hùng Long, Phú Điền, Phúc Hoa, Lai Yên H−ng, Lai Bình Khê và Thiều Thanh Hà. Có một số giống chín sớm đ−ợc đánh
giá có triển vọng đ−a vào sản xuất nh− Lai L−ơng Sơn, Đ−ờng Phèn, Vàng Anh, VT1 và Lai Thanh Hà [33]. Trong những năm gần đây cơ cấu giống vải ở từng vụ ch−a hợp lý nên tình trạng d− thừa sản phẩm vải quả vào chính vụ và thiếu hụt trong vụ sớm và muộn xảy ra th−ờng xuyên, gây khó khăn trong việc giải quyết đầu ra cho ng−ời nông dân.
j Tình hình tiêu thụ sản phẩm vải quả
Đối với sản phẩm vải quả thì sản xuất ra đ−ợc sử dụng d−ới dạng ăn t−ơi, trong khi đặc tính của sản phẩm vải là thu hoạch theo mùa vụ, thời gian thu hoạch ngắn, khả năng vận chuyển và bảo quản khó khăn. Các dạng chế biến cơ bản đ−ợc tiêu thụ ở Việt Nam gồm có n−ớc ép trái cây, sấy khô và đóng hộp còn rất ít.
Hệ thống phân phối và tiếp thị sản phẩm vải quả phát triển t−ơng đối mạnh nh−ng chủ yếu về mặt số l−ợng. Hầu hết sản phẩm đ−ợc các th−ơng lái mua của nông dân và bán lại cho ng−ời trung gian khác hoặc vận chuyển trực tiếp chủ yếu bằng ô tô hay tàu hoả đến ng−ời mua đối với cả thị tr−ờng nội tiêu cũng nh− xuất khẩu. Hình thức hợp đồng mua bán thẳng giữa nông dân và các công ty chế biến đã xuất hiện nh−ng vẫn còn hạn chế.
Sản l−ợng vải thiều xuất khẩu có xu h−ớng tăng nhanh trong mấy năm qua. Theo số liệu của Bộ Th−ơng mại, số l−ợng vải thiều xuất khẩu 3 năm 1994, 1995, 1996 lần l−ợt là 187 tấn, 119 tấn và 462 tấn. Vải thiều chủ yếu đ−ợc xuất khẩu tiểu ngạch sang thị tr−ờng Trung Quốc d−ới dạng sấy khô. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy vải khô xuất khẩu sang Trung Quốc năm 1997, 1998 có biểu hiện chững lại so với cùng kỳ năm tr−ớc. Ngoài thị tr−ờng Trung Quốc, nhiều khách hàng có nhu cầu mua vải t−ơi với khối l−ợng lớn nh−ng ta ch−a đủ điều kiện về công nghệ sau thu hoạch để xuất t−ơi [18]. Năm 2005, Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp hơn 500 tấn vải thiều sang một số thị tr−ờng ở Nga và một số n−ớc châu Âu khác. Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam đã thoả thuận xuất khẩu trực tiếp vải thiều sang Ma- lai-xi-a, thị tr−ờng đang có nhu cầu rất lớn về quả vải thiều t−ơi và chế biến. Mặc dù tr−ớc đây vải thiều Việt Nam xuất sang Ma-lai-xi-a đều phải thông qua các th−ơng nhân Trung Quốc [25]. Theo tác giả Nguyễn Văn Nam [19] với nhiều lợi thế
trong sản xuất rau quả và mặt hàng xuất khẩu đa dạng tuy nhiên tỉ lệ xuất khẩu của Việt Nam hiện còn khá thấp - chỉ khoảng 20 - 25%, dự báo trong những năm tới tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam theo thị tr−ờng nh− sau:
Bảng 2.3. Tiềm năng xuất khẩu quả của Việt Nam theo thị tr−ờng
Quả Biên giới Trung Quốc Khu vực Châu á EC, Mỹ, Nhật Bản
Quả có múi Thấp Thấp Không có
Nhãn Cao Thấp Trung bình tới cao
Vải Cao Trung Bình Trung bình tới cao
Thanh Long Cao Trung Bình Trung bình
Dứa Thấp Thấp Cao
Chôm chôm Cao Thấp Cao
Nguồn: [19]
Nh− vậy, so với các loại cây ăn quả khác thì tiềm năng xuất khẩu vải của Việt Nam có rất nhiều lợi thế, do vậy việc ổn định và phát triển vải quả trong thời gian tới cần có sự quan tâm và đầu t− của Nhà n−ớc.