L−ợc khảo các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kinh tế kỹ thuật chủ yếu nhằm phát triển vải quả ở tỉnh hải dương (Trang 29 - 33)

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3 L−ợc khảo các công trình nghiên cứu có liên quan

Các công trình đã nghiên cứu về kinh tế, kỹ thuật chăm sóc và bảo quản chế biến liên quan đến cây vải tiêu biểu nh−:

j Về kinh tế

- Tác giả Nguyễn Thị Vang, năm 1996 trong đề tài “Phân tích ngành hàng vải ở Lục Ngạn tỉnh Hà Bắc” đã đ−a ra những giải pháp tổ chức, quản lý và mạng l−ới tiêu thụ vải quả ở huyện Lục Ngạn tỉnh Hà Bắc. Tuy nhiên, các giải pháp tác giả đ−a ra mới chỉ dừng lại ở khía cạnh giải quyết thị tr−ờng, ch−a quan tâm đến các giải pháp liên quan tới phát triển sản xuất và các khía cạnh xã hội [28].

- Tác giả Nguyễn Thị Tân Lộc, năm 1999 trong đề tài “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất vải tại huyện Thanh Hà tỉnh Hải D−ơng”, đã đ−a ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất vải tại Thanh Hà - Hải

D−ơng nh− mở rộng thị tr−ờng tiêu thụ; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo lực l−ợng cán bộ khoa học kỹ thuật; chính sách đầu t− tín dụng; đẩy mạnh công tác khuyến nông và quy hoạch vùng trồng vải. Tuy nhiên, những giải pháp về đẩy mạnh việc liên kết giữa sản xuất và thị tr−ờng, giữa sản xuất và chế biến vải, xây dựng th−ơng hiệu cho vùng sản xuất vải đặc sản, các biện pháp kỹ thuật, cơ cấu giống... ch−a đ−ợc đi sâu nghiên cứu [16].

- Tác giả Phan Thị Thu Hà năm 2004 trong đề tài “Phân tích những yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh vải quả hàng hoá ở huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang” đã đ−a ra các giải pháp liên quan đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải quả hàng hoá ở địa ph−ơng. Tuy nhiên, việc làm rõ vai trò, vị trí, cũng nh− thu nhập của từng tác nhân khi tham gia sản xuất kinh doanh vải quả hàng hóa ch−a đ−ợc làm rõ [10].

Tóm lại, trong những năm gần đây, có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đã làm sáng tỏ mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, ph−ơng thức quản lý hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của sản xuất hàng hoá vải quả. Tuy nhiên, các giải pháp mà các tác giả đ−a ra mới chỉ dừng lại ở khía cạnh hoặc về kinh tế, hoặc về kỹ thuật mà ch−a có giải pháp đồng bộ về cả kinh tế, kỹ thuật và bảo quản chế biến.

j Về kỹ thuật

Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc phân bố, sinh thái cây vải, phân bón cho vải thiều, về giống vải, nhân giống vải, sâu bệnh hại vải... Có thể tóm tắt một số kết quả nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả trong những năm gần đây nh− sau:

- Về nguồn gốc phân bố: miền Bắc Việt Nam đ−ợc coi là một trong những cái nôi của cây vải. Cây vải đ−ợc trồng ở n−ớc ta hàng nghìn năm nay và nằm rải rác hai bên bờ sông Đáy, nổi tiếng về năng suất và phẩm chất. Từ Thanh Hà - Hải D−ơng nghề trồng vải lan ra vùng Đông Bắc và gần đây xuất hiện ở các nông tr−ờng trồng tập trung hàng trăm hecta ở Quảng Ninh. Từ Hà Tĩnh trở vào Nam rất ít thấy trồng vải [14].

- Về sinh thái cây vải: vải yêu cầu điều kiện khí hậu có đặc tr−ng là ấm và ẩm vào mùa xuân - hè (nhiệt độ ở mức 25 - 300C) và điều kiện khô lạnh vào mùa thu - đông (nhiệt độ đạt ở mức 25 - 300C). Vải là cây −a sáng (thời kì cây con yêu cầu ánh sáng ít hơn) nhất là khi cây đã lớn, ra hoa và làm quả, có mối t−ơng quan chặt chẽ giữa số giờ nắng trong các tháng 11, 12 và tháng 3 khi cây phân hoá, ra hoa và đậu quả với năng suất quả vải trên cây [31].

- Về phân bón cho vải thiều: Bón phân đã ảnh h−ởng đến thời gian ra lộc cành quả của vải thiều. Bón đạm làm tăng số đợt ra lộc cành và kéo dài thời gian ra lộc cành của vải. Bón phân có tác dụng tích cực đến chùm quả và năng suất quả của vải thiều. Tỷ lệ các loại phân bón NPK có tác dụng tốt là: 1:1,5:1,5 hoặc 1:1,25:1,25. Việc bón phân ch−a thấy ảnh h−ởng tới thành phần cơ giới quả, song lại ảnh h−ởng rất rõ đến hàm l−ợng đ−ờng, axit của thịt quả. Tỷ lệ các loại phân bón N:P2O5:K2O có tác dụng tích cực là 180:225:225 [23], [24].

- Một số nghiên cứu về giống vải: Việt Nam có 3 nhóm giống theo thời vụ thu hoạch: nhóm chín sớm, nhóm chín trung bình, nhóm chín muộn; Theo đặc điểm sinh tr−ởng và phẩm chất quả: vải chua, vải nhỡ và vải thiều [23]. ở Việt Nam có 31 giống vải đ−ợc trồng. Trong đó có 4 giống nhập nội từ Trung Quốc, 12 giống nguồn gốc Hà Tây, Hà Nam có 5 giống, Hải D−ơng có 3 giống, Phú Thọ có 2 giống, Quảng Ninh 2 giống, Hoà Bình 2 giống và Bắc Giang có 1 giống. Trong các giống nói trên có 8 giống có triển vọng phát triển thành những vùng sản xuất lớn nh− Đ−ờng Phèn, Hoa Hồng, Hùng Long, Phú Diễn, Phúc Hoa, Lai Yên H−ng, Lai Bình Khê và Thiều Thanh Hà.

- Những nghiên cứu về sâu bệnh hại vải: Có 26 loại sâu hại vải, xuất hiện rải rác quanh năm, trừ mùa đông lạnh. Một số đối t−ợng gây hại chính trên vải là bọ xít vải, sâu đục thân, đục cành vải, đục quả vải, nhện b−ớm gây hiện t−ợng lông nhung trên vải, ruồi đục quả, dơi, chuột...

j Về bảo quản, chế biến

- Tác giả Ngô Hồng Bình, Nguyễn Thị Xuân Hiền: Nghiên cứu tổng quan hiện trạng sản xuất và yêu cầu cơ bản của một số loại rau quả làm nguyên liệu

cho bảo quản và chế biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy về bảo quản trong điều kiện th−ờng đ−ợc 1 - 2 ngày với tỷ lệ hao hụt 20 - 30%. Bảo quản trong nhiệt độ bình th−ờng có kết hợp với thuốc diệt nấm, vi sinh vật bảo quản đ−ợc 4 - 5 ngày. Bảo quản nhiệt độ lạnh 5 - 60C kết hợp với các xử lý nh− trên, bảo quản vải đ−ợc 25 - 30 ngày. Về chế biến: sấy khô theo công nghệ thủ công chất l−ợng sản phẩm không cao [1].

Kết quả nghiên cứu của Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã xác định qui trình thu hoạch, bảo quản vải thiều.

Về công nghệ làm khô đã xác định thông số kỹ thuật sấy thủ công truyền thống vải bằng lò sấy thủ công, nhằm hạn chế nh−ợc điểm là lao động vất vả và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khoảng 5 - 10 tấn/mẻ. Sấy vỉ ngang đã khắc phục đ−ợc các nh−ợc điểm của sấy thủ công truyền thống, tác nhân sấy là không khí nóng khoảng 3 -5 tấn/mẻ. Sấy hầm chất l−ợng cao, năng suất lớn 5 - 10 tấn/ngày.

Về công nghệ bảo quản: bảo quản vải hiện nay hầu hết theo công nghệ truyền thống, qui mô nhỏ, các nghiên cứu đã đề cập bảo quản với qui mô vừa 20 - 30 tấn vải/hộ, với công nghệ tiên tiến hơn nh− kết hợp sử dụng nhiệt nóng (49 - 530C) hoặc mát (d−ới 180C) hoặc lạnh (d−ới 100C) hoặc lạnh đông (d−ới - 150C) nhằm hạn chế hô hấp. Với kết quả trên đã hạn chế đ−ợc tổn thất d−ới 10% đối với vải thời gian bảo quản 30 ngày (nhiệt độ lạnh) và 5 ngày (ở nhiệt độ th−ờng), 12 tháng (ở nhiệt độ lạnh đông) tại Bắc Giang, Bắc Ninh và Thanh Hà. Công nghệ vận chuyển vải thiều từ Bắc vào Nam bằng các bao bì vận chuyển ô tô qui mô 5-20 tấn/mẻ tại Hà Nội, Bắc Giang [2].

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kinh tế kỹ thuật chủ yếu nhằm phát triển vải quả ở tỉnh hải dương (Trang 29 - 33)