Những khó khăn trong quá trình sơ chế vải quả

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kinh tế kỹ thuật chủ yếu nhằm phát triển vải quả ở tỉnh hải dương (Trang 101 - 103)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.3 Những khó khăn trong quá trình sơ chế vải quả

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng tiến hành thu thập ý kiến của các hộ về khó khăn gặp phải trong quá trình sơ chế sản phẩm vải quả. ý kiến đ−ợc tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.38. ý kiến của các hộ về khó khăn trong sơ chế vải quả

STT Khó khăn Số hộ (n = 5) Tỷ lệ (%)

1 Ô nhiễm môi tr−ờng 4 80

2 ảnh h−ởng đến sức khoẻ 4 80

3 Sản phẩm sấy không đồng đều 5 100

4 Thiếu lao động 3 60

5 Thiếu vốn 2 40

6 Thị tr−ờng tiêu thụ không ổn định 5 100

7 Vải sấy còn bụi than 4 80

Nguồn: số liệu điều tra

Qua ý kiến của các hộ cho thấy, có nhiều khó khăn trong quá trình sơ chế vải quả. Những khó khăn nổi bật nh−:

Có 100% ý kiến cho rằng sản phẩm sấy không đồng đều. Thực tế nghiên cứu cho thấy, trong 1 lần sấy bao gồm cả sản phẩm loại 1, loại 2 và loại 3 do đó sau khi sấy phải mất nhiều công lao động để phân loại. ảnh h−ởng đến chất l−ợng sản phẩm khi tiêu thụ.

Có 100% ý kiến cho rằng sản phẩm vải sấy khô thị tr−ờng không ổn định. Qua đây có nhận xét, do vải sấy bằng ph−ơng pháp thủ công ở các hộ gia đình nên chất l−ợng vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo. Mặt khác đòi hỏi của ng−ời tiêu dùng về chất l−ợng sản phẩm ngày càng cao, do đó để vải sấy khô có đ−ợc vị trí trên thị tr−ờng là rất khó khăn.

Có 80% ý kiến cho rằng sấy vải gây ô nhiễm môi tr−ờng. Điều này hoàn toàn chính xác, bởi nhiên liệu cho sấy vải hiện nay chủ yếu là than bùn và than kíp. Khi sấy vải, khói và bụi than không những gây ảnh h−ởng đến môi

tr−ờng mà còn làm tổn hại đến sức khoẻ của ng−ời trực tiếp sấy vải.

Ngoài ra còn một số khó khăn trong quá trình sơ chế của hộ nh− thiếu vốn, thiếu lao động, sấy vải ảnh h−ởng đến sức khoẻ, vải sau khi sấy còn bụi than. Chính những điều này gây cản trở không nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất - sơ chế và hộ chuyên sơ chế.

Tóm lại, qua nghiên cứu tình hình chế biến của các hộ sản xuất - sơ chế và hộ chuyên sơ chế vải quả, chúng tôi có một số kết luận:

Các hộ sản xuất - sơ chế và chuyên sơ chế hoạt động theo thời vụ, dựa trên lao động gia đình và thuê thêm lao động thời vụ. Nghiên cứu cho thấy, thu hoạch vải tập trung vào thời gian ngắn, lao động gia đình không đáp ứng hết các công việc nh− tiếp than, đảo vải, đóng gói... do đó, tuy thu từ sơ chế vải là không cao nh−ng vẫn phải thuê thêm lao động.

Tỷ lệ vải sấy khô chất l−ợng cao (loại 1) chiếm từ 40 - 50% trong 1 tấn sản phẩm. Điều này cho nhận xét, tính đồng đều của nguyên liệu vải quả khi sấy không cao, ảnh h−ởng không nhỏ đến quá trình sản xuất, kinh doanh của ng−ời sơ chế.

Các sản phẩm chế biến từ vải quả còn đơn điệu, ch−a đa dạng. Qua thực tế cho thấy, sản phẩm chế biến từ vải chủ yếu là sấy khô, các sản phẩm nh−

n−ớc uống từ vải, r−ợu vải... còn ít hoặc ch−a phát triển.

Các công nghệ chế biến, bảo quản ch−a đ−ợc áp dụng rộng rãi trong các hộ sản xuất, sơ chế. Nguyên nhân của kết luận trên là do: thứ nhất, qui mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún trong các hộ gia đình; Thứ hai, chi phí đầu t−

cho công nghệ bảo quản cao, chỉ phù hợp với loại hình doanh nghiệp. Chính những yếu tố nêu trên là trở ngại cho việc ứng dụng công nghệ bảo quản vào thực tế sản xuất.

Chi phí mua nguyên liệu thô là chi phí lớn nhất trong sơ chế vải quả. Điều này cho thấy chiến l−ợc mua nguyên liệu của ng−ời chuyên sấy vải với giá thích hợp là yếu tố quan trọng đến thu nhập của hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kinh tế kỹ thuật chủ yếu nhằm phát triển vải quả ở tỉnh hải dương (Trang 101 - 103)