Định h−ớng và mục tiêu phát triển sản xuất vải quả ở Hải D−ơng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kinh tế kỹ thuật chủ yếu nhằm phát triển vải quả ở tỉnh hải dương (Trang 106 - 150)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.6.2 Định h−ớng và mục tiêu phát triển sản xuất vải quả ở Hải D−ơng

Định h−ớng phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nông nghiệp đến 2010 của tỉnh Hải D−ơng là khai thác mọi tiềm năng và thế mạnh của địa ph−ơng phát triển nông nghiệp theo h−ớng sản xuất hàng hoá, hình thành một số mô hình sản xuất công nghệ cao và phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với thị tr−ờng tiêu thụ. Hình thành các vùng sản xuất tập trung phù hợp với lợi thế của từng địa ph−ơng, tạo ra hàng hoá nông sản thực phẩm và có hiệu quả kinh tế cao, trong đó có phát triển sản xuất vải quả [17], [26].

Mục tiêu đến năm 2010 của ngành nông nghiệp Hải D−ơng đối với cây vải là giữ vững diện tích vải thiều khoảng 14.300 ha, không mở rộng thêm diện

tích, tăng c−ờng thâm canh phấn đấu đạt sản l−ợng 45.000 tấn/năm.

Để thực hiện định h−ớng và mục tiêu phát triển ngành rau quả cả n−ớc, định h−ớng và mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh Hải D−ơng đến năm 2010, tỉnh cần có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển sản xuất vải quả.

Sản xuất vải quả ở Hải D−ơng những năm qua tuy có những thuận lợi nh−ng còn gặp phải một số khó khăn, cản trở, chính những điều này đã làm cho sản xuất vải đạt hiệu quả ch−a cao và ch−a thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hoá mũi nhọn của tỉnh. Thông qua nghiên cứu thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm ở địa ph−ơng những năm qua chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau đây nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, đ−a cây vải trở thành cây trồng chủ lực của Hải D−ơng. Các giải pháp này cần đ−ợc thực hiện một cách đồng bộ, kiên quyết mới mong đem lại kết quả mong muốn.

4.6.3 Các giải pháp phát triển sản xuất

4.6.3.1 Hoàn thiện vùng sản xuất vải quả hàng hoá

Qui hoạch vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, tạo điều kiện đầu t− áp dụng kỹ thuật. Nh− ta đã biết, bắt đầu từ năm 1992 phong trào trồng vải đ−ợc phát triển mạnh ở cả Chí Linh và Thanh Hà. Tuy nhiên, ở Thanh Hà phần lớn diện tích chuyển đổi là đất ruộng, tình trạng manh mún về đất đai vẫn còn lớn, số thửa bình quân/hộ là 3,6. Chính tình trạng manh mún về đất đai đã gây cản trở tới quá trình phát triển sản xuất vải quả theo h−ớng hàng hoá. Bởi vì, đất đai manh mún sẽ cản trở tới việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất l−ợng và hạ giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị tr−ờng.

Khác với các cây trồng hàng năm khác, việc tập trung ruộng đất hiện tại đối với cây vải là hết sức khó khăn. Do vải là cây lâu năm, đầu t− ban đầu lớn, chất l−ợng v−ờn vải ở từng hộ hiện nay khác nhau, nếu tiến hành chính sách dồn điền, đổi thửa sẽ vấp phải không ít khó khăn. Thực hiện đ−ợc việc này đòi hỏi phải có thời gian và phải kiên quyết. Tr−ớc mắt, theo chúng tôi nên khuyến

khích, tạo điều kiện để các hộ có diện tích trồng vải liền kề có thể tự dồn điền đổi thửa cho nhau.

Mặt khác từ thực tế nghiên cứu chúng tôi thấy, vải đ−ợc trồng ở Chí Linh có năng suất và chất l−ợng thấp hơn so với Thanh Hà, vì vậy giá bán cũng thấp hơn. Nên chăng thời gian tới cần có qui hoạch cụ thể về vùng sản xuất vải quả cho ăn t−ơi ở Thanh Hà, sản xuất vải nguyên liệu cho chế biến ở Chí Linh. Tr−ớc mắt không nên mở rộng thêm diện tích trồng vải mà cần củng cố, tập trung đầu t− thâm canh nhằm nâng cao năng suất cũng nh− chất l−ợng những vùng vải đã đ−ợc trồng trong thời gian qua.

Căn cứ vào truyền thống sản xuất vải quả và qui hoạch vùng chuyên canh vải thiều tr−ớc đây, chúng tôi dự kiến xây dựng vùng chuyên canh và bố trí diện tích trồng vải ở các huyện nh− sau:

Bảng 4.39: Dự kiến qui hoạch vùng trồng vải của Hải D−ơng đến năm 2010

Huyện Năm 2005 (ha) Năm 2010 (ha)

Toàn tỉnh 14.245 14.300 TP. Hải D−ơng 23 25 Chí Linh 6013 6020 Nam Sách 190 200 Kinh Môn 310 310 Kim Thành 452 460 Thanh Hà 5595 5610 Cẩm Giàng 213 214 Bình Giang 174 175 Gia Lộc 323 325 Tứ Kỳ 431 431 Ninh Giang 347 350 Thanh Miện 174 180 Nguồn: [7 ], tác giả

4.6.3.2 Đầu t cải tạo nâng cao chất lợng vờn vải, thay thế các giống cũ

bằng giống mới có chất lợng cao và thời vụ khác nhau nhằm rải vụ sản xuất

Nh− phân tích cho thấy, vải vụ sớm tuy chiếm diện tích không lớn nh−ng đem lại hiệu quả kinh tế/ha gieo trồng cao hơn so với vụ chính, nguyên nhân chủ yếu do giá bán cao hơn. Tuy nhiên ở vụ sớm có nhiều loại giống vải khác nhau nh− tu hú, tàu lai, lãng xuyên, những giống này có năng suất thấp, chất l−ợng không cao. Nghiên cứu cũng cho thấy, những giống vải chất l−ợng cao không những có giá bán cao hơn, mà th−ờng đ−ợc t− th−ơng và ng−ời tiêu dùng −a chuộng do vậy rất dễ tiêu thụ.

Nghiên cứu cũng cho thấy, những giống vải đảm bảo chất l−ợng th−ờng có giá bán cao hơn, tính chất hàng hoá cũng cao hơn so với sản phẩm vải có chất l−ợng kém hơn. Nhằm ổn định và phát triển sản xuất lâu dài, chúng tôi đề xuất một số ý kiến sau:

Thứ nhất, áp dụng kĩ thuật ghép cải tạo v−ờn vải. Hiện nay hầu hết v−ờn vải của các hộ gia đình ở Thanh Hà và Chí Linh có nhiều độ tuổi, giống khác nhau, vì vậy sản phẩm vải quả không đồng đều, tính hàng hoá không cao. Để khắc phục hạn chế trên mà không phải phá đi trồng mới, ng−ời ta áp dụng kỹ thuật gọi là kỹ thuật “ghép cải tạo” [20]. Kỹ thuật ghép cải tạo là kỹ thuật ghép trên cây lớn, đ−ợc thực hiện theo 2 cách:

- Ghép trực tiếp lên cành bánh tẻ của cây lớn: các cây ghép đ−ợc tỉa th−a chỉ để lại những cành bánh tẻ, sinh tr−ởng khoẻ để làm thân ghép (có thể gọi là “gốc ghép”). Thông th−ờng mỗi cây chỉ để lại từ 50 – 100 cành tuỳ thuộc vào tuổi và độ lớn của cây.

- Cây lớn đ−ợc cắt bỏ toàn bộ tán tới cành cấp 2 (có thể cắt tới cành cấp 1 nếu cây quá già cỗi), rồi ghép các giống mới lên các cành mới bật ra từ các cành cắt. Thông th−ờng khi cắt có rất nhiều mầm mọc ra từ thân và các cành cắt, nh−ng phải tỉa bớt chỉ để lại những cành to khoẻ, phân đều về các h−ớng và nhiều nhất là 3 cành/ 1 cành cấp 2.

- L−ợng cành ghép trên 1 cây nhiều. Thông th−ờng từ 50 –100 cành tuỳ theo tuổi và độ lớn của cây. 1 ha cây ăn quả với mật độ trung bình 300 cây cần tới 15 – 30 nghìn cành ghép, t−ơng đ−ơng với chi phí từ 15 – 30 triệu đồng/ ha tiền cành ghép.

- Công ghép nhiều. Bình th−ờng ghép cây trong v−ờn −ơm theo ph−ơng pháp gép đoạn cành, 1 công nhân v−ờn −ơm 1 công chỉ ghép đ−ợc từ 150 – 180 cây, còn trong điều kiện ghép cải tạo trên cây lớn phải bắc giàn, leo trèo và số l−ợng cành phải ghép trên 1 cây từ 50 – 100 cành thì 1 công chỉ ghép đ−ợc từ 1 – 2 cây. Số l−ợng công ghép 1ha cũng từ 150 – 300 công, t−ơng đ−ơng với 7,5 – 15 triệu (công ghép 50.000 đồng/ công). Đó là ch−a tính công đi cắt cành ghép, vận chuyển cành ghép.

Tóm tắt quy trình công nghệ ghép cải tạo

Ghép trực tiếp trên cây lớn

Chỉ áp dụng với những cây không quá lớn và không quá già, th−ờng d−ới 10 năm tuổi.

- Tỉa th−a: tr−ớc khi ghép cây đ−ợc tỉa th−a, chỉ để lại những cành bánh tẻ, xanh tốt có đ−ờng kính nhỏ hơn 1 cm. Tỉa bỏ tất cả các cành trong tán, các cành già, cành sâu bệnh. Số l−ợng cành ghép không nên quá nhiều, tối đa 100 cành/ cây, đ−ợc phân bố đều trên tán.

- Ghép: sử dụng ph−ơng pháp ghép đoạn cành có từ 2 – 3 mắt. Cành ghép cũng phải là những cành bánh tẻ, đủ tiêu chuẩn. Dây ghép sử dụng dây nilon mỏng 0,04mm để mầm ghép có thể tự xuyên thủng không cần phải cởi.

- Chăm sóc sau khi ghép: cây sau khi ghép cần đ−ợc chăm sóc bón phân, t−ới n−ớc theo đúng quy trình, đặc biệt phải đ−ợc t−ới n−ớc th−ờng xuyên và tỉa bỏ mầm mới mọc từ cành và thân để cành ghép nhanh tiếp hợp và bật mầm.

- Khi mầm ghép bật cao, lá mầm bắt đầu chuyển từ màu xanh nõn chuối hoặc tím sang màu xanh lục có thể bổ sung dinh d−ỡng bằng phân bón lá. Trong tr−ờng hợp muốn nhanh cho cành thành thục để kịp phân hoá mầm hoa cần phun thêm các chất điều hoà sinh tr−ởng.

Thông th−ờng nếu ghép vào tháng 4, tháng 5 thì cành có đủ thời gian để thành thục và phân hoá mầm hoa, sang năm tiếp theo ra hoa quả bình th−ờng.

- Phun thuốc phòng trừ sâu, bệnh định kỳ và kịp thời khi phát hiện thấy sâu, bệnh xuất hiện.

Ghép trên các chồi của cây c−a đốn

áp dụng đối với cây già cỗi, quá lớn, có độ tuổi trên 10 năm.

- Đốn cắt cây tới cành cấp 2 hoặc đến cành cấp 1 (đối với cây quá lớn và già cỗi), xử lý thuốc chống nấm trên các vết cắt đầu cành.

- Bón phân, t−ới n−ớc th−ờng xuyên cho cây sau khi đốn. Tốt nhất là bón phân cho cây tr−ớc khi cắt 1 tuần.

- Tỉa định chồi: Sau khi cắt, từ thân và cành cắt mọc rất nhiều chồi. Khi các chồi mới dài khoảng 15 – 20 cm, tỉa bớt các chồi yếu, mọc vào phía trong tán, chỉ để lại các chồi khoẻ, phân đều về các h−ớng. Th−ờng chỉ chọn 2-3 chồi/cành cấp 2 hoặc cấp 1.

- Chăm sóc chồi mới: để chồi mới nhanh thành thục, đạt tới độ lớn ghép đ−ợc (cành đã hoá gỗ cứng, dài trên 40 cm, đ−ờng kính từ 0,6 – 1 cm) cần phải bón phân thúc, t−ới n−ớc th−ờng xuyên. Sử dụng phân bón lá và chất điều hoà sinh tr−ởng sẽ làm cành sinh tr−ởng khoẻ và nhanh thành thục.

Phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nhất là các loại sâu gặm vỏ, các bệnh nấm phát sinh từ trên đầu cành các vết cắt.

- Ghép: T−ơng tự nh− ghép trực tiếp. Sử dụng ph−ơng pháp ghép đoạn cành có từ 2 – 3 mắt. Cành ghép cũng phải là những cành bánh tẻ, đủ tiêu chuẩn. Dây ghép sử dụng dây nilon mỏmg 0,04mm để mầm ghép có thể tự xuyên thủng không cần phải cởi.

- Chăm sóc sau khi ghép: cây sau khi ghép cũng đ−ợc chăm sóc bón phân, t−ới n−ớc theo đúng quy trình, đặc biệt phải đ−ợc t−ới n−ớc th−ờng xuyên và tỉa bỏ mầm mới mọc từ cành và thân để cành ghép nhanh tiếp hợp và bật mầm.

- Khi mầm ghép bật cao, lá mầm bắt đầu chuyển từ màu xanh nõn chuối hoặc tím sang màu xanh lục có thể bổ sung dinh d−ỡng bằng phân bón lá. Trong

tr−ờng hợp muốn nhanh cho cành thành thục để kịp phân hoá mầm hoa cần phun thêm các chất điều hoà sinh tr−ởng. Các hoá chầt và chất điều hoà sinh tr−ởng có thể sử dụng là: Thiourê, GA3, Paclobutrazole, Cloratkali, các chế phẩm sinh học dùng cho cây ăn quả.

Thông th−ờng, nếu đốn cắt vào vụ xuân thì có thể ghép vào vụ thu tháng 8-9. Nếu đốn cắt sau thu hoạch thì có thể ghép vào tháng 3-4 năm sau.

Nh− vậy, với việc sử dụng kĩ thuật “ghép cải tạo” sẽ là giải pháp phù hợp đối với điều kiện các hộ sản xuất vải quả ở Thanh Hà và Chí Linh nhằm đ−a lại hiệu quả tại thời điểm hiện nay.

Thứ hai, một trong những biện pháp kỹ thuật kéo dài thời gian cung cấp vải cho thị tr−ờng và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho ng−ời trồng vải là kỹ thuật rải vụ trồng trọt với các giống vải có thời gian thu hoạch khác nhau.

Từ những năm 1998 - 2002, Viện nghiên cứu rau quả đã tập trung tuyển chọn đ−ợc một tập đoàn các giống vải chín sớm trong đó nổi bật có 5 giống có triển vọng cả về năng suất và chất l−ợng. Để sớm đ−a các giống này bổ sung vào cơ cấu giống vải, tác giả Nguyễn Văn Dũng khi nghiên cứu về vấn đề này đã kết luận: các giống chín sớm nh− Yên H−ng, Bình Khê, Đ−ờng Phèn, Thạch Bình, Hùng Long có khả năng ra lộc tốt, chất l−ợng lộc tốt hơn vải thiều Thanh Hà, biểu hiện khả năng sinh tr−ởng tốt hơn và cũng là cơ sở cho tiềm năng năng suất cao hơn chính vụ đặc biệt là 2 giống Bình Khê và Yên H−ng [9].

Nh− vậy, việc đ−a các giống vải chín sớm có năng suất cao, chất l−ợng tốt vào sản xuất hoàn toàn có tính khả thi. Thực hiện đ−ợc giải pháp này cần có sự hỗ trợ của các nhà quản lí, các nhà khoa học.

Một số giống vải chín sớm đã đ−ợc công nhận hiện nay nh− [5]:

Giống vải Hùng Long: nguồn gốc xã Hùng Long - huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ. Đặc điểm của giống này là cây sinh tr−ởng rất tốt, tán cây hình bán cầu, lá hình lòng máng, màu xanh đậm, mép lá phẳng. Chùm hoa to, hình tháp, cuống hoa có mầu nâu đen. Quả hình tim, khi chín có màu đỏ sẫm, gai th−a, nổi. Trọng l−ợng quả trung bình 23,5g (40 - 45 quả/kg), tỷ lệ phần ăn đ−ợc

trung bình 72,0%, độ Brix 17 - 20%, vị ngọt hơi chua nhẹ. Năng suất trung bình cây 8 - 10 tuổi 80kg/cây (10 - 15 tấn/ha). Đây là giống chín sớm, thời gian cho thu hoạch 10/5 - 20/5.

Giống vải lai Bình Khê: nguồn gốc xã Bình Khê - huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh. Đặc điểm của giống này là cây sinh tr−ởng rất tốt, tán cây hình bán cầu dẹt, lá có màu xanh tối. Chùm hoa to, phân nhánh th−a, dài, cuống hoa có màu nâu đen. Quả hình trứng, khi chín có màu đỏ sẫm, vỏ mỏng, gai th−a, ngắn. Trọng l−ợng quả trung bình lớn 33,5g (28 - 35 quả/kg), tỷ lệ phần ăn đ−ợc trung bình 71,5%, độ Brix 17 - 20%, vị ngọt thanh. Năng suất trung bình cây 30 tuổi 94,2 kg/cây (12 - 15 tấn/ha). Đây là giống chín sớm, thời gian thu hoạch 5/5 - 15/5.

Giống vải lai Yên H−ng: nguồn gốc xã Đông Mai - huyện Yên H−ng - tỉnh Quảng Ninh. Đặc điểm của giống này là cây sinh tr−ởng khoẻ, tán cây hình bán cầu, lá có màu xanh hơi vàng. Chùm hoa to trung bình, phân nhánh dài, cuống hoa có màu nâu đen. Quả hình tim, khi chín có màu đỏ vàng, gai th−a trung bình. Trọng l−ợng quả trung bình 30,1g (30 - 35 quả/kg), tỷ lệ phần ăn đ−ợc trung bình 73,2%, độ Brix 18 - 20%, vị hơi chua nhẹ. Năng suất trung bình cây 20 tuổi 89,8 kg/cây (12 - 16 tấn/ha). Đây là giống chín sớm, thời gian cho thu hoạch 10/5 - 20/5.

Giống vải lai Phúc Hoà: nguồn gốc thôn Thái Hoà - xã Phúc Hoà - huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang. Đặc điểm của giống này là cây sinh tr−ởng khoẻ, tán cây hình bán cầu, phân cành th−a, lá có màu xanh hơi vàng. Chùm hoa to trung bình, phân nhánh dài, cuống hoa dài có màu đen. Quả hình tim, khi chín có màu đỏ xanh, gai th−a trung bình. Trọng l−ợng quả trung bình 32,5g (32 - 35 quả/kg), tỷ lệ phần ăn đ−ợc trung bình 68,2%, độ Brix 17 - 20%, vị hơi chua nhẹ. Năng suất trung bình cây 20 tuổi 120,0 kg/cây (16 - 18 tấn/ha). Đây là giống chín sớm, thời gian cho thu hoạch 10/5 - 20/5.

Đối với giống vải chín muộn thì hiện nay ch−a có giống vải chín muộn. Các cơ quan nghiên cứu cần nghiên cứu, lai tạo để tạo ra giống chín muộn bổ xung vào cơ cấu giống vải.

4.6.3.3 Sử dụng các chế phẩm sinh học, các chất kích thích điều hoà sinh

trởng để tăng năng suất vải, kéo dài thời gian thu hoạch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kinh tế kỹ thuật chủ yếu nhằm phát triển vải quả ở tỉnh hải dương (Trang 106 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)