Phương hướng nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế (Trang 94 - 96)

5. Phạm vi nghiên cứu:

4.2.1 Phương hướng nhiệm vụ

Chiến lược 10 năm 2001-2010 và các Nghị quyết của Bộ Chính trị Khóa IX về phát triển các vùng đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định, đó là:

Xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam thành những trung tâm công nghiệp lớn có công nghệ cao, trung tâm tài chính, ngân hàng, viễn thông, đào tạo và y tế chất lượng cao, trung tâm dịch vụ vận tải và giao thương quốc tế. Phát huy thế mạnh của mỗi vùng trọng điểm để các vùng này đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển chung của cả nước và trợ giúp các vùng khó khăn, có năng lực hội nhập kinh tế quốc tế với quy mô lớn và trình độ cao [35, 224].

Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung cần chú trọng tăng cường các biện pháp hữu hiệu để phòng, chống thiên tai; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, khai thác cảng biển, vận tải biển, công nghiệp chế biến xuất khẩu, lọc hóa dầu, sản xuất vật liệu xây dựng, thủy điện, du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; trồng cây công nghiệp, phát triển có hiệu quả các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển gắn với cảng biển, các đô thị mới và các tuyến hành lang Đông – Tây [35, 225-226].

Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về

phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã hội Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (bao gồm: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), đã khẳng định vị thế và vai trò động lực của tỉnh Thừa Thiên Huế trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tuyến hành lanh Đông – Tây, với vị trí là một trung tâm thương mại - dịch vụ, giao dịch quốc tế; trung tâm du lịch quốc gia, trung tâm y tế chuyên sâu; trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ.

Với vai trò, vị trí quan trọng của tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2005-2010 đã xác định mục tiêu, phương hướng tổng quát đến năm 2010 [36, 50] như sau: “Phấn đấu đưa Thừa Thiên Huế sớm ra khỏi tỉnh kém phát triển, trở thành tỉnh phát triển mạnh của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước”. Đồng thời cũng xác định phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu cho ngành thủy sản nói chung và hoạt động xuất khẩu thủy sản nói riêng [36, 56-57], cụ thể như sau: “Quy hoạch, sắp xếp tổng thể ngành thủy sản; xác định cơ cấu nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù, tài nguyên thủy sản. Đầu tư đồng bộ hạ tầng, ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản. Tổ chức lại sản xuất, kiên quyết “dồn điền, đổi thửa”, sắp xếp nò, sáo; đa dạng hóa các loại vật nuôi, chủ động dự báo và phòng, trừ các loại dịch bệnh, bảo vệ bền vững môi trường đầm phá Tam Giang. Chấm dứt các phương tiện đánh bắt hủy diệt. Hoàn thành trung tâm sản xuất giống cấp 1, chủ động và bảo đảm cung cấp nguồn giống tốt và sạch bệnh cho nông dân, nhất là giống tôm. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thức ăn sạch bệnh. Tổ chức lại nghề đánh bắt xa bờ. Khuyến khích và có chính sách kêu gọi đầu tư củng cố, xây dựng các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu. Tăng cường xây dựng các bến bãi, cảng cá, nơi neo đậu tàu,

thuyền phục vụ thuận tiện cho ngư dân và phòng, tránh lụt, bão”.

“Vùng ven biển - đầm phá: Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thủy sản ven phá Tam Giang, ven biển, vùng nuôi tôm công nghiệp, sắp xếp lại nò sáo trên phá Tam Giang - Cầu Hai, định cư dân thủy diện. Bảo vệ môi trường, giữ gìn sản phẩm đa dạng sinh học; tổ chức lại sản xuất, đa dạng hóa các ngành, nghề. Huy động mọi nguồn lực để tăng năng lực đánh bắt, nuoi trồng thủy sản. Ưu tiên đầu tư xây dựng thủy lợi cho các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, xây dựng các cụm kinh tế - kỹ thuật, cơ sở dịch vụ phục vụ cho chương trình đánh bắt xa bờ. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến thủy sản, nhất là các mặt hàng xuất khẩu, khuyến khích đầu tư các dịch vụ sửa chữa tàu thuyền, ngư lưới cụ” [36, 60].

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w