5. Phạm vi nghiên cứu:
3.5.1 Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào việc chất lượng nguyên liệu, ngoài ra còn phụ thuộc vào việc doanh nghiệp thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng trong quá trình chế biến. Như đã phân tích trên, việc kiểm soát chất lượng đối với hàng thủy sản có xu hướng ngày càng nghiêm ngặt hơn. Do đó, điều tra ý kiến chuyên gia để nắm bắt về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại doanh nghiệp. Kết quả điều tra được tổng hợp ở bảng 3.18 và bảng 3.19.
Bảng 3.18: Kết quả đánh giá về áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng
của các doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Tỷ lệ % người trả lời theo từng thang đánh giá Điểm đánh giá trung bình 1 2 3 4 5 Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng 64,62 27,69 7,69 - - 1,43
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả
(Ghi chú: Câu hỏi sử dụng thang đo với 3 mức đánh giá: 1 = có, 2 = không, 3 = không rõ).
Bảng 3.19: Kết quả kiểm định ANOVA về đánh giá áp dụng các hệ thống
quản lý chất lượng của các doanh nghiệp theo các nhân tố
Chỉ tiêu
Mức ý nghĩa (P.value) Điểm
đánh giá trung bình Trình độ chuyên môn Năm công tác Giới tính Độ tuổi Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng 0,40 0,06 0,23 0,17 1,43
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả
Qua số liệu ở bảng 3.18 và 3.19 cho thấy, mức đánh giá trung bình là 1,43 với kiểm định ANOVA cho kết quả không có hoặc ít có sự khác biệt trong đánh giá của tất cả các nhóm. Có nghiã là đa số chuyên gia (64,62%) đánh giá doanh nghiệp có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng doanh nghiệp đang áp dụng là: HACCP, ISO.
Trên thực tế, trong hai doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn Thừa Thiên Huế, đã có Công ty cổ phần phát triển thủy sản áp dụng và được công nhận đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP; Công ty cổ phần thủy sản chưa áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động sản xuất, chế biến. Với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP, sản phẩm của Công ty cổ phần phát triển thủy sản nhập khẩu và lưu thông thuận lợi trên thị trường; trong khi đó, sản phẩm của Công ty cổ phần thủy sản phải chịu sự kiểm soát gắt gao hơn. Điều đó cho thấy những lợi ích, hiệu quả thiết thực của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong việc kiểm soát chất lượng thực phẩm.
Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng không hoàn toàn loại trừ các mối nguy đối với an toàn thực phẩm nhưng nó cho phép xác định các mối nguy và biện pháp kiểm soát dựa trên cơ sở khoa học nhằm quản lý an toàn thực phẩm. Lợi ích của việc áp dụng và được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn chất lượng bao gồm: đem lại lòng tin cho khách hàng thông qua dấu hiệu chứng nhận, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, tăng cơ hội xuất khẩu, tăng
lợi nhuận nhờ tiết kiệm chi phí xử lý sản phẩm hỏng, giúp lãnh đạo quản lý hiệu quả hệ thống. Trong các hệ thống quản lý chất lượng, HACCP là hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm được công nhận trên toàn thế giới như một biện pháp kiểm soát có hiệu quả an toàn thực phẩm dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu; công cụ này cho phép tập trung nguồn lực kỹ thuật, chuyên môn vào những bước chế biến có ảnh hưởng quyết định đến an toàn chất lượng thực phẩm Để đáp ứng yêu cầu quản lý chất lượng ngày càng cao của các thị trường, các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần phải triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng phù hợp, trong đó cần chú trọng đến việc nghiên cứu, áp dụng HACCP là hệ thống quản lý chất lượng được công nhận trên toàn thế giới về kiểm soát an toàn thực phẩm.