5. Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1.5 Nguồn nguyên liệu trên địa bàn
Số liệu ở bảng 3.4 và bảng 3.5 cho thấy, mức điểm đánh giá trung bình về quy mô, chủng loại, chất lượng, giá cả nguyên liệu trên địa bàn lần lượt là: 2,42; 2,31; 2,71; 2,09 với kết quả kiểm định ANOVA hoàn toàn không có sự khác biệt trong đánh giá của các nhóm đối với mức 2,42 và 2,71; có sự tương đối khác nhau thuộc nhóm số năm công tác đối với mức 2,31 (Sig. = 0,03); thuộc nhóm trình độ và nhóm số năm công tác đối với mức 2,09 (Sig. = 0,03 và Sig. = 0,02). Có nghĩa là, đa số ý kiến các chuyên gia đánh giá quy mô nguồn nguyên liệu trên địa bàn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp, chất lượng nguồn nguyên liệu trên địa bàn khá cao, chủng loại nguồn nguyên liệu trên địa bàn ở mức trung bình, giá cả nguồn nguyên liệu trên địa bàn khá cao.
Với việc chú trọng khai thác lợi thế về tài nguyên biển và ven biển, sản lượng đánh bắt thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt mức tăng trưởng khá cao; đồng thời diện tích và năng suất nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Thừa Thiên Huế có sự phát triển mạnh, trong đó diện tích nuôi tôm năm 2005 đạt trên 4.500 ha (tăng hơn 2,5 lần so với năm 2000), năng suất nuôi tôm bình quân đạt xấp xỉ 1,06 tấn/ha (gấp 2,9 lần so với năm 2000), sản lượng tôm nuôi đạt trên 4.800 tấn (tăng gấp 7,4 lần so với năm 2000). Ngoài ra, trên địa bàn còn có nhiều chủng loại hải sản khác có giá trị kinh tế cao như: các loại cá, mực, cua .. được nuôi trồng, đánh bắt với sản lượng khai thác hàng năm khá lớn. Trong khi đó, các doanh nghiệp chủ yếu chỉ khai thác nguyên liệu mực các loại trên địa bàn để phục vụ cho sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp chưa khai thác được tiềm năng to lớn của nguồn nguyên liệu trên địa bàn và trong thời gian tới cần xây dựng chiến lược sản phẩm theo định hướng khai thác hợp lý nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng trên địa bàn.